CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ÔN TẬP LẦN 2 KHỐI 8

Lượt xem: Lượt tải:


Thông tin Nội dung
Tên tài nguyên CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ÔN TẬP LẦN 2 KHỐI 8
Loại tài nguyên Tài liệu - Giáo trình,
Tên tập tin KHOI-8-Lan-2.doc
Loại tập tin application/msword
Dung lượng 223 kB
Ngày chia sẻ 02/04/2020
Lượt xem 842
Lượt tải 67
Xem tài liệu Xem Online
Tải về


Các em làm bài và nộp về trường thứ 2 ngày 23 tháng 3 năm 2020.

ÔN TẬP CHƯƠNG III – ĐẠI SỐ 8

PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN


A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT:

1. *Phương trình một ẩn x là phương trình có dạng A(x) = B(x), trong đó A(x) và B(x) là các biểu thức cùng biến x.

*Giá trị x0 gọi là nghiệm của phương trình

A(x) = B(x) nếu A(x0) = B(x0). Một phương trình có thể có 1, 2, 3 …nghiệm, cũng có thể vô nghiệm hoặc vô số nghiệm.

Giải phương trình là tìm tập hợp nghiệm của phương trình đó.

*Hai phương trình gọi là tương đương khi chúng có cùng tập hợp nghiệm.

*Các phép biến đổi tương đương :

•Trong một phương trình, ta có thể chuyển một ạng tử từ vế nầy sang vế kia và đổi dấu hạng tử đó.

•Trong một phương trình, ta có thể nhân (hay chia) cả hai vế của phương trình với cùng một số khác 0.

2. *Phương trình bậc nhất một ẩn là phương trình có dạng ax + b = 0 (với a, b là hai số tùy ý, a ≠ 0),

x : ẩn số.

*Để giải phương trình đưa được về dạng bậc nhất ta thực hiện các bước sau (nếu có thể):

•Qui đồng, rồi khử mẫu 2 vế của phương trình.

•Khai triễn, chuyển vế, thu gọn đưa phương trình về dạng ax + b = 0.

•Giải phương trình nhận được.

*Ta cũng có thể đưa phương trình về dạng phương trình tích :

A(x).B(x) = 0  A(x) = 0  hoặc  B(x) = 0

*Các bước giải phương trình chứa ẩn ở mẫu :

•Tìm ĐKXĐ của phương trình.

•Qui đồng, rồi khử mẫu 2 vế của phương trình.

•Giải phương trình vừa nhận được.

•Chọn giá trị thích hợp của ẩn và trả lời.

B. BÀI TẬP :

Bài 1: Giải các phương trình:

a) 5x + 2(x – 1) = 4x + 7.

b) 10x2 – 5x(2x + 3) = 15

c) (2x -1)2 – (2x +1)2 = 4(x – 3)

d) f)

e)

f)

g)

h)

i)

k)   +    +    +    +  = 15

Bài 2: Giải các phương trình:

a) (x – 1)(x 2– 2)  = 0

b) (x + 1)(x – 1) = x +  1

c) (3x – 1)(2x – 5) = (3x – 1)(x + 2).

d) (x – 3 )(3 – 4x) + (x– 6x + 9 ) = 0

e) (x – 2)(x2 + 1) = 0

f) 2x3 + 5x2 – 3x = 0

Bài 3: Giải các phương trình:

a)

b)

c) .

d) +    =

e)

f)

g)

Bài 4:Cho phương trình (ẩn x) :

(mx + 1)(x – 1) -m(x – 2)2 = 5           (1)

a)Giải phương trình (1) khi m = 1

b)Giá trị nào của m thì phương trình (1) có nghiệm là -3.                                                                           Bài 5: Cho biểu thức :  A =

a)Tìm ĐKXĐ của A.

b)Tìm giá của x để A = 2                                        Bài 6: Cho biểu thức :   và

a)Giá trị nào của x thì giá trị của A và B được xác định

b)Tìm x, biết A = B

 

BÀI TẬP TIẾNG ANH 8

  1. Choose the word or phrase that best completes each unfinished sentence below or substitutes for the underlined word or phrase.
  2. They are going to buy a map________get lost.
  3. not so as to b. so as not to c. so not as to            d. to not to
  4. _____ is used to check one’s eyesight.
  5. Eye-shade b. Eyeglass            c. Eye piece                d. Eye chart
  6. ‘Dr Jackson isn’t in his office at the moment.’‘In that case, I ______ him at home.’
  7. will phone b. am going to phone c. am phoning           d. phone
  8. ______ the door, please?
  9. Will you shut b. Do you shut
  10. Are you shutting d. Are you going to shut
  11. She wears warm clothes in order not to………….. cold.
  12. get b. gets c. to get                      d. got
  13. Thanks _____ me the money. I’ll pay you back on Friday.
  14. for lending b. lending            c. to lend                   d. about lending
  15. _____ is a chair with wheels for somebody who cannot walk.
  16. Stretcher b. Ambulance c. Wheelchair            d. Crutch
  17. Glass is broken up, melted and made into new ……………..
  18. hardware b. glassware            c. ironware                 d. silverware
  19. Do as directed
  20. He climbed the tree because he wanted to get a better view.

(Combine the sentences, using “in order to”)

=> ……………………………………………………………..

  1. Hanh is studying very hard because she doesn’t want to fail in the exam.

(Complete the sentence)

=> …………………………………………………………….

  1. I went to the college. I want to see professor Hung. (Combine, use “in order…”)

=> …………………………………………………………….

  1. We hurried to school. We didn’t want to be late. (Combine, use “in order…”)

=>…………………………………………………………….

  1. She learns English in order to (have) …………. a better job. (Give correct verb form)
  2. Do you want me to open the door? (Complete the sentence)

Shall I …………………………………….?

  1. I want you to help me carry my bag. (Complete the sentence)

Can you…………………………………………………………?

  1. I promise I (go) …………… to school on time. (Give correct verb form)

III. Change into pasive forms

  1. They use vegetable matter to make compost.

…………………………………………………………..

  1. People recycle car tires to make pipes and floor coverings.

……………………………………………………………

  1. They will do that work soon.

……………………………………………………..……

  1. People collect garbage every morning.

………………………………………………………

  1. The writer will write the novel in June.

………………………………………………………

  1. Rewrite the sentenses using ‘adj+ to inf”

       It’s + Adj + noun  clause.

1.To do this test is easy.

  …………………………………………………

  1. To watch cartoon is interesting.

    ……………………………………………………

  1. It/ difficult/ do/ this homework

       ……………………………………………………..

  1. Playing soccer is interesting.

      ………………………………………………………

  1. Doing the exercises is helpful.

     …………………………………………………………………….

MÔN: VẬT LÍ 8

CHỦ ĐỀ: CÔNG CƠ HỌC – CÔNG SUẤT

I – Một số kiến thức cần nhớ.

– Điều kiện để có công cơ học là phải có lực tác dụng và có quãng đường dịch chuyển. Công thức:  A = F.s

– Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian. Công thức:

II – Bài tập vận dụng

Bài 1: Khi kéo một vật có khối lượng m1 = 100kg để di chuyển đều trên mặt sàn ta cần một lực F1 = 100N theo phương di chuyển của vật. Cho rằng lực cản chuyển động ( Lực ma sát) tỉ lệ với trọng lượng của vật.

  1. a) Tính lực cản để kéo một vật có khối lượng m2 = 500kg di chuyển đều trên mặt sàn.
  2. b) Tính công của lực để vật m2 đi được đoạn đường s = 10m. dùng đồ thị diễn tả lực kéotheo quãng đường di chuyển để biểu diễn công này.

Bài 2: Một người đi xe đạp đi đều từ chân dốc lên đỉnh dốc cao 5m dài 40m. Tính công của người đó sinh ra. Biết rằng lực ma sát cản trở xe chuyển độngtrên mặt đường là 25N và cả người và xe có khối lượng là 60 kg. Tính hiệu suất đạp xe.

Bài 3: Dưới tác dụng của một lực = 4000N, một chiếc xe chuyển động đều lên dốc với vận tốc 5m/s trong 10 phút. a) Tính công thực hiện được khi xe đi từ chân dốc lên đỉnh dốc.

  1. b) Nếu giữ nguyên lực kéo nhưng xe lên dốc trên với vận tốc 10m/s thì công thực hiện được là bao nhiêu?
  2. c) Tính công suất của động cơ trong hai trường hợp trên.

Bài 4: Người ta dùng một cần cẩu để nâng một thùng hàng khối lượng 2500kg lên độ cao 12m. Tính công thực hiện được trong trường hợp này.

Bài 5: Một khối gỗ hình trụ tiết diện đáy là 150m2 , cao 30cm được thả nổi trong hồ nước sao cho khối gỗ thẳng đứng. Biết trong lượng riêng của gỗ dg = (do là trọng lượng riêng của nước do=10 000 N/m). Biết hồ nước sâu 0,8m, bỏ qua sự thay đổi mực nước của hồ.

  1. a) Tính công của lực để nhấc khối gỗ ra khỏi mặt nước.
  2. b) Tính công của lực để nhấn chìm khối gỗ đến đáy hồ.

Bài 6: Một khối gỗ hình hộp chữ nhật, tiết diện đáy 100cm, chiều cao 20cm được thả nổi trong nước sao cho khối gỗ thẳng đứng. Biết trong lượng riêng của gỗ dg=dn(dn là trong lượng riêng của nước dn=10 000N/m). Tính công của lực để nhấc khối gỗ ra khỏi mặt nước, bỏ qua sự thay đổi của mực nước.

Bài 7: Một miếng gỗ hình trụ chiều cao h, diện tích đáy S nổi trong một cốc nước hình trụ có diện tích đáy gấp đôi so với diện tích đáy miếng gố. Khi gỗ đang nổi, chiều cao mực nước so với đáy cốc là l ,trọng lượng riêng của gỗ dg =dn (dn là trọng lượng riêng của nước). Tính công của lực dùng để nhấn chìm miếng gỗ xuống đáy cốc.

Bài 8: Hai khối gỗ hình lập phương cạnh a = 10 cm bằng nhau có trọng lượng riêng lần lượt là d1 = 12 000 N/m3 và d2 = 6 000 N/m3 được thả trong nước. Hai khối gỗ được nối với nhau bằng một sợi dây mảnh dài 20 cm tại tâm của mỗi vật. Trọng lượng riêng của nước là 10 000 N/m3

  1. a) Tính lực căng của sợi dây
  2. b) Tính công để nhấc cả hai khối gõ ra khỏi nước.

Bài 9: Một tòa nhà cao 10 tầng, mỗi tầng cao 3,4m có một thang máy chở tối đa được 20 người, mỗi người có khối lượng trung bình 50kg. Mỗi chuyến lên tầng 10 mất một phút (nếu không dừng ở các tầng khác)  a) Công suất tối thiểu của động cơ thang máy là bao nhiêu ?

4 cm
  1. b) Để đảm bảo an toàn, người ta dùng một động cơ có công suất lớn gấp đôi mức tối thiểu trên. Biết rằng, giá 1kWh điện là 800 đồng. Hỏi chi phí mỗi chuyến cho thang máy là bao nhiêu ?
Bài 10: Một chiếc đinh ngập vào tấm ván 4 cm. Một phần  đinh còn nhô ra 4 cm (như hình vẽ). Để rút đinh ra người ta cần một lực là 2000 N. Tính công để rút chiếc đinh ra khỏi tấm ván. Biết lực giữ của gỗ vào đinh là tỉ lệ với phần đinh ngập trong gỗ
4 cm

Bài 11: Một bơm hút dầu từ mỏ ở độ sâu 400m lên bờ với lưu lượng 1 000 lít /phút

  1. a) Tính công máy bơm thực hiện được trong 1giờ. Biết trọng lượng riêng của dầu là 900 kg/m3
  2. b) Tính công suất của máy bơm.

Bài 12: Một đầu máy xe lửa có công suất 1000 mã lực kéo một đoàn tàu chuyển động đều với vận tốc 36 km/h    a) tính lực kéo của đầu máy xe lửa.

  1. b) Tính công của đầu máy xe lửa thực hiện được trong 1 phút. Biết 1 mã lực là 376 W

Bài 13: Dùng động cơ điện kéo một băng truyền từ thấp lên cao 5m để rót than vào miệng lò. Cứ mỗi giây rót được 20kg than. Tính: a) Công suất của động cơ.         b) Công màμ động cơ sinh ra trong 1 giờ.

                                                            HÓA HỌC 8

  1. Trắc nghiệm

  Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước câu trả lời đúng nhất

Câu 1: Chất được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là  

  1. Fe3O4 B. KClO3                                   C. Na2O                              D.không khí.

Câu 2: Câu phát biểu ĐÚNG trong các câu sau là

  1. phản ứng phân huỷ là phản ứng để điều chế khí Oxi trong phòng thí nghiệm.
  2. hợp chất giàu Oxi dùng để điều chế khí Oxi.
  3. thu khí Oxi bằng cách úp ngược bình thu. D. thu khí Oxi qua nước vì khí oxi ít tan trong nước.

  Câu 3: Nhóm chất gồm toàn oxit là

  1. CaO, CaCO3, CO2 B. SO2, SO3, H2SO4                  C. NO, NO2, HNO3            D. CaO, NO2, P2O5

  Câu 4: Oxit là hợp chất của oxi với

  1. 1 nguyên tố kim loại. B. 1 nguyên tố phi kim khác.
  2. các nguyên tố hoá học khác. D. một nguyên tố hoá học khác.

  Câu 5: Dãy chỉ gồm các oxit axit là

  1. CO, CO2, Al2O3 B. CO2, SO2, P2O5                    C. FeO, Mn2O, SiO2          D. Na2O, BaO, H2O

  Câu 6: Một loại đồng oxit có thành phần gồm 8 phần khối lượng đồng và 1 phần khối lượng oxi. Công thức của oxit đó là A. CuO                                           B. CuO3                              C. Cu2O3        D. Cu2O

  Câu 7: Thành phần thể tích của không khí gồm

  1. 21% N2, 78% O2, 1% các khí khác (CO2, CO, khí hiếm …)
  2. 21% các khí khác , 78% N2, 1% O2
  3. 21% O2, 78% N2, 1% các khí khác (CO2, CO, khí hiếm …)
  4. 21% O2, 78% khí khác, 1% N2

  Câu 8: Một bình kín dung tích 0,7 l chứa đầy không khí ở đktc. Biết Oxi chiếm thể tích không khí. Thể tích Oxi có trong bình là                                                  A. 0,12 l      B. 0,13 l         C. 0,14 l         D. 0,15 l

  Câu 9: Phản ứng hoá học có xảy ra sự oxi hoá là

  1. 2H2 + O2 2H2O                                                   B. CaO + CO2 ® CaCO3
  2. CaO + H2O ® Ca(OH)2 D. P2O5 + 3H2O ®  2H3PO4

  Câu 10: Phản ứng hóa hợp là

  1. S + O2 SO2 B. CaCO3 CaO + CO2
  2. HCl + NaOH ® NaCl + H2O D. CuO + 2HCl  CuCl2 + H2O

  Câu 11: Phát biểu KHÔNG đúng về Oxi là

  1. Oxi là phi kim hoạt động hoá học rất mạnh, nhất là ở to cao. B. Oxi tạo oxit axit với hầu hết kim loại.
  2. Oxi không có mùi và vị. D. Oxi cần thiết cho sự sống.

  Câu 12:  Phản ứng phân hủy là

  1. 3Fe +2O2 Fe3O4                                                                   B. Zn + 2HCl ® ZnCl2 + H2
  2. 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2                              D. BaO + H2O ® Ba(OH)2

Câu 13: Phát biểu về phản ứng phân hủy đầy đủ nhất là

  1. Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó một chất sinh ra một chất mới.
  2. Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó một chất sinh ra hai chất mới.
  3. Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.
  4. Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học có chất khí thoát ra.

Câu 14: Thu khí O2 bằng cách đẩy không khí ta để miệng ống hướng lên trên vì

  1. khí O2 nặng hơn không khí. B. khí O2 nhẹ hơn không khí.
  2. khí O2 nặng bằng không khí.                  D. khí O2 tác dụng với không khí.

Câu 15: Sự Oxi hóa chậm là

  1. sự oxi hóa không tỏa nhiệt. B. sự oxi hóa không tỏa nhiệt và không phát sáng.
  2. sự oxi hóa có tỏa nhiệt và không phát sáng. D. sự cháy.
  3. Tự luận

  Câu 1 : Hoàn thành các phương trình hoá học sau và chỉ ra các phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ

  1. Al + O2 Al2O3                                                       b. KNO3  KNO2 + O2
  2. C2H6 + O2 CO2 + H2O                                         d. Fe + O2   FexOy

Câu 2: Viết công thức hóa học của những oxit sau: Natri oxit, Sắt (III) oxit, Nitơ đioxit, Đinitơ pentaoxit

Câu 3 : Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxit sắt từ bằng cách dùng Oxi oxi hoá Sắt ở nhiệt độ cao

  1. Tính thành phần % theo khối lượng của nguyên tố Sắt có trong oxit sắt từ.
  2. Tính số gam khí Oxi cần dùng để điều chế được 2,32 g oxit sắt từ ?
  3. Để điều chế được lượng Oxi nói trên cần phân huỷ bao nhiêu gam KMnO4 (coi như không có sự hao hụt trong quá trình điều chế)? (Cho Fe = 56 ; O = 16 ; K = 39 ; Mn = 55)

ĐỀ BÀI TẬP 2

Bài 1: Viết PTHH phản ứng cháy của các chất sau trong oxi: H2; Mg; Cu; S; Al; C và P.

Bài 2: Cacbon cháy trong bình đựng khí oxi tạo thành khí cacbonic. Viết PTHH và tính khối lượng khí cacbonic sinh ra trong mỗi trường hợp sau:

  1. khi có 6,4g khí oxi tham gia phản ứng
  2. khi đốt 6gam cacbon trong bình đựng 19,2 gam khí oxi

Bài 3: Khi đốt khí metan (CH); khí axetilen (C2H2), rượu etylic (C2H6O) đều cho sản phẩm là khí cacbonic và hơi nước. Hãy viết PTHH phản ứng cháy của các phản ứng trên

Bài 4: Tính lượng oxi cần dùng để đốt cháy hết:

  1. a) 46,5 gam Photpho b) 67,5 gam nhôm c) 33,6 lít hiđro

Bài 5: Hãy cho biết 3. 1024 phân tử oxi có thể tích là bao nhiêu lít?

Bài 6: Đốt cháy 6,2 gam photpho trong bình chứa 6,72 lít khí oxi (đktc) tạo thành điphotpho pentaoxit.

  1. Chất nào còn dư sau phản ứng, với khối lượng là bao nhiêu?
  2. Tính khối lượng sản phẩm tạo thành.

Bài 7: Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế oxit sắt từ Fe3O4 bằng cách dùng oxi oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao.

  1. Tính số gam sắt và thể tích oxi cần dùng để có thể điều chế được 2,32 gam oxit sắt từ
  2. Tính số gam kali pemanganat KMnO4 cần dùng để có được lượng oxi dùng cho phản ứng trên.

Bài 8: Đốt 5,6gam hỗn hợp cacbon và lưu huỳnh cần 9,6 gam khí oxi

  1. Viết PTHH các phản ứng xảy ra
  2. Tính khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu
  3. Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu
  4. Tính thành phần phần trăm theo số mol của mỗi chất có trong hỗn hợp khí thu được sau phản ứng

Bài 9: Có 2 lọ thuỷ tinh, một lọ đựng khí oxi, một lọ đựng không khí. Hãy nêu cách phân biệt 2 lọ.

Bài 10: Tính khối lượng oxi cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 tấn than chứa 95% cacbon. Các tạp chất còn lại không cháy.

=================================================================================

 

ÔN TẬP NGỮ VĂN 8 LẦN 2 NĂM HỌC 2019-2020

  1. PHẦN VĂN BẢN

Trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Qua bài thơ Quê hương của nhà thơ Tế Hanh, em cảm nhận được vẻ đẹp gì từ con người miền biển? Em thích nhất khổ thơ nào hãy chép lại khổ thơ đó.

Câu 2 : Tiếng chim tu hú trong bài thơ Khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu ở câu đầu và câu cuối có điểm gì khác nhau?

Câu 3: Bài thơ Tức cảnh Pác Bó được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Bài thơ giúp em hiểu thêm những điều cao quý nào ở con người Hồ Chí Minh?

Câu 4: Học thuộc lòng bài thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh:

                           Pác Bó hùng vĩ

                    Non xa xa, nước xa xa,

                    Nào phải thênh thang mới gọi là

                    Đây suối Lê-nin, kia núi Mác

                    Hai tay xây dựng một sơn hà.

                                              ( Tháng 2 năm 1941)

  1. PHẦN TIẾNG VIỆT

Câu 1: Viết đoạn văn có sử dụng câu nghi vấn, cầu cầu khiến với chủ đề Thói quen đọc sách của học sinh hiện nay.

Câu 2: Đặt 05 câu nghi vấn, 05 câu cầu khiến.

  • PHẦN TẬP LÀM VĂN:

Câu 1: Viết đoạn văn giới thiệu đặc điểm cấu tạo, công dụng của chiếc mũ bảo hiểm.

Câu 2: Lập dàn ý cho đề văn thuyết minh sau: Giới thiệu về trường em

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP Ở NHÀ MÔN SINH HỌC LỚP 8

Các em sẽ tự ôn tập ở nhà theo hướng dẫn của cô như sau:

  1. Những bài đã học trong chương trình học kì II thì các em soạn theo câu hỏi cuối bài.
  2. Những bài học tiếp chưa học các em soạn ngắn gọn bám theo câu hỏi cuối bài hoặc soạn theo sơ đồ tư duy(khuyến khích)
  3. Mỗi tuần các em soạn ít nhất hai bài học mới vào giấy và nộp cùng môn học khác trên trường.
  4. Trên giấy sẽ ghi rõ họ, tên, lớp đồng thời trong quá trình soạn có vấn đề chưa hiểu các em ghi lại vào cuối mỗi bài soạn cô sẽ giải đáp.

BÀI TẬP LỊCH SỬ 8

Bài 1:Dựa vào yếu tố nào sau đây để thực dân pháp đề ra kế hoạch xâm lược nước ta nhanh chóng?

  1. Lực lượng liên quân Anh-Pháp lớn mạnh .
  2. Chế độ phong kiến nhà Nguyễn suy yếu.
  3. Nhân dân Việt Nam đói khổ không có sức chiến đấu.
  4. Chế độ phong kiến nhà Nguyễn suy yếu,Pháp đang rất mạnh

Bài 2: Quân Pháp nhanh chóng chiếm được Nam Kì, Hà Nội và các tỉnh lân cận một cách dễ dàng là vì lí do nào?

  1. Quân đội triều đình vũ khí thô sơ.
  2. Triều đình không tổ chức cho nhân dân kháng chiến.
  3. Một số toán nghĩa binh nổ ra kháng chiến còn lẻ tẻ.
  4. Lực lượng quân ta ít.

Bài 3: Chiếu Cần Vương được mọi tầng lớp nhân dân ủng hộ là vì:

  1. Đó là chiếu của hoàng đế đại diện cho triều đình phong kiến.
  2. Đó là lời kêu gọi tâm huyết của một ông vua trẻ, có tinh thần yêu nước, ủng hộ phái chủ chiến.
  3. Nhân dân ta oán giận triều đình nhu nhược, căm thù quân xâm lược.
  4. Chiếu Cần Vương đáp ứng nhu cầu của nhân dân ta là chống Pháp.

Bài 4:  Thực dân Pháp chọn nơi nào là mục tiêu xâm lược đầu tiên ở nước ta? Vì sao ?

Bài 5:  Em hãy nêu nhận xét về đường lối chống Pháp của triều đình Nguyễn và chứng minh bằng những SKLS trong g/đoạn 1858- 1873 ?

Bài 6: Dùng những sự kiện lịch sử ở nước ta từ khi thực dân pháp xâm lược đến khi chiếm được toàn bộ nước ta  để chứng minh cho câu nói của Nguyễn trung Trực: “Bao giờ người tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh tây”

BÀI TẬP THỰC HÀNH

  1. Vì sao Pháp xâm lược Việt Nam ? Duyên cớ của cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp là gì ?
  2. Vì sao Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm xâm lược đầu tiên ở nước ta?
  3. Tại Gia Định, quân đội triều đình Huế đã mắc sai lầm như thế nào? Sai lầm đó đã dẫn đến hậu quả ra sao?
  4. Nhận xét nội dung hai bản hiệp ước 1883 và 1884?
  5. Phong trào Cần Vương nổ ra và phát triển như thế nào?
  6. Vì sao chiếu Cần Vương được đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng?
  7. Vì sao nói: Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong

TRẢ LỜI CÂU HỎI MÔN ĐỊA LÍ LỚP 8

Bài 22: VIỆT NAM – ĐẤT NƯỚC – CON NGƯỜI

  1. Việt Nam trên bản đồ thế giới.
  • Qua nội dung mục 1 cần trả lời được các câu hỏi:

+ Việt Nam là quốc gia độc lập, có chủ quyền chưa? Lãnh thổ gồm mấy bộ phận?

+ Việt Nam gắn liền với đại dương và châu lục nào?

+ Việt Nam có chung đường biên giới trên đất liền và trên biển với những quốc gia nào?

+ Nêu vị trí tiếp giáp của Việt Nam?

+ Thiên nhiên Việt Nam có đặc điểm gì? Có nét tương đồng gì về văn hóa, xã hội với các nước trong khu vực?

  1. Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển

? Từ khi tiến hành đổi mới nước ta đã đạt được những thành tựu gì?

? Mục tiêu tổng quát của chiến lược 20 năm nước ta đặt ra là gì?

  1. Học địa lí Việt Nam như thế nào?

? Để học tốt môn Địa lí Việt Nam các em cần làm gì?

BÀI 23: VỊ TRÍ, GIỚI HẠN, HÌNH DẠNG LÃNH THỔ VIỆT NAM

  1. Vị trí và giới hạn lãnh thổ
  2. Vùng đất

? Cho biết các điểm cực trên phần đất liền của Việt Nam?

? Từ Bắc đến Nam trải dài bao nhiêu vĩ độ? Từ Đông sang Tây mở rộng bao nhiêu kinh độ? Diện tích của Việt Nam?

  1. Vùng biển

? Biển Việt Nam nằm ở phía nào của lãnh thổ? Có diện tích bao nhiêu? Kể tên hai quần đảo lớn nhất của Việt Nam.

  1. Đặc điểm của vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên

? Nêu các đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí tự nhiên nước ta? Những đặc điểm đó có ảnh hưởng gì đến môi trường tự nhiên nước ta? Cho ví dụ.

  1. Đặc điểm lãnh thổ
  2. Phần đất liền

? Cho biết từ  Bắc đến Nam lãnh thổ nước ta kéo dài bao nhiêu km? Nơi hẹp nhất là bao nhiêu?

? Chiều dài đường biên giới là bao nhiêu? Đường bờ biển có hình dạng gì? Dài bao nhiêu km?

  1. Phần biển

? Phần biển Việt Nam mở rộng về phía nào? Tên đảo lớn nhất nước ta? Tên quần đảo xa

nhất nước ta?

 

BÀI 24: VÙNG BIỂN VIỆT NAM

  1. Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam
  2. Diện tích, giới hạn

?  Diện tích biển Đông là bao nhiêu? Vị trí của biển Đông kéo dài từ đâu đến đâu? Nằm trong khu vực có khí hậu gì?

? Phần biển VN thuộc biển Đông tiếp giáp với vùng biển của các quốc gia nào?

? Biển Việt Nam có diện tích là bao nhiêu?

  1. Đặc điểm khí hậu, hải văn của biển

– Chế độ gió:

+ Hướng gió ĐB ( từ T.10 đến T.4), hướng gió TN (Từ T.5 đến T.9)

+ Gió ở biển mạnh hơn trên đất liền.

– Chế độ nhiệt:

+ Mùa hạ mát hơn, mùa đông ấm hơn đất liền.

+ Nhiệt độ TB năm của nước biển tầng trên mặt trên 230C.

– Chế độ mưa: Lượng mưa trên biển thường ít hơn trên đất liền.

  1. Đặc điểm hải văn:

– Hướng chảy của dòng biển mùa hạ tương ứng với hướng gió mùa mùa hạ, còn hướng chảy của dòng biển mùa đông tương ứng với hướng gió mùa mùa đông.

Chế độ triều: Vịnh Bắc Bộ có chế độ nhật triều.

– Độ muối TB: 30 – 330/00.

  1. Tài nguyên và bảo vệ môi trường biển Việt Nam
  2. Tài nguyên biển

? Dựa vào thực tế và kiến thức ở SGK cho biết  vùng biển nước ta có những tài nguyên gì?

? Kể tên một số thiên tai thường xảy ra ở vùng biển nước ta?

  1. Môi trường biển

? Cho biết hiện trạng tài nguyên và môi trường biển VN. Muốn khai thác lâu bền và bảo vệ môi trường biển VN, chúng ta cần phải làm gì?