HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI MỚI KHỐI 6 tuần từ 13 tháng 4 năm 2020 đến 18 tháng 4 năm 2020

Lượt xem: Lượt tải:


Thông tin Nội dung
Tên tài nguyên HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI MỚI KHỐI 6 tuần từ 13 tháng 4 năm 2020 đến 18 tháng 4 năm 2020
Loại tài nguyên Tài liệu - Giáo trình,
Tên tập tin KHOI-6-HƯỚNG-DẪN-HỌC-TAI-NHA-1.docx
Loại tập tin application/vnd.openxmlformats-officedocument.wordprocessingml.document
Dung lượng 56.86 kB
Ngày chia sẻ 13/04/2020
Lượt xem 505
Lượt tải 2
Xem tài liệu Vui lòng đăng nhập để xem!
Tải về Vui lòng đăng nhập để tải về!

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC SINH SOẠN BÀI, HỌC BÀI TẠI NHÀ
MÔN NGỮ VĂN (Tuần: từ 13/4/2020 đến 18/4/2020).
Lưu ý: Các em sử dụng sách giáo khoa ngữ văn 6 – học kì II làm tài liệu hướng dẫn để tìm hiểu trả lời các câu hỏi bên dưới.
Bài 1: Văn bản: Bức tranh của em gái tôi
Yêu cầu: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Truyện được kể ở ngôi thứ mấy? Ai là người kể ?
Câu 2: Tóm tắt nội dung chính của văn bản?
Câu 3: Xác định bố cục của văn bản gồm mấy phần, nội dung của từng phần?
Câu 4: Nhân vật chính trong truyện là ai? Vì sao em lại cho đó là nhân vật chính?
Câu 5: Tìm những chi tiết thể hiện diễn biến tâm lý nhân vật người anh qua các thời điểm:
– Từ trước cho đến khi em tự chế màu vẽ
– Khi tài năng hội họa của em được phát hiện
– Khi lén xem những bức tranh của em gái
– Khi đứng trước bức tranh đoạt giải của em
Câu 6: Em có cảm nhận gì về nhân vật người em gái trong truyện?
Câu 7: Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì cho bản thân trong việc ứng xử với anh chị em, bạn bè trong cuộc sống.
Bài 2: Vượt thác
Câu 1: Cho biết vài nét về tác giả và xuất xứ của tác phẩm?
Câu 2: Xác định bố cục của văn bản, nội dung của từng phần?
Câu 3: a.Tìm những chi tiết miêu tả về cảnh dòng sông và hai bên bờ.
b.Theo em, người kể chuyện đứng ở vị trí nào để miêu tả?
Câu 4: Tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình và hành động của dượng Hương Thư khi vượt thác?
Câu 5: Qua văn bản, em cảm nhận như thế nào về hình ảnh con người và thiên nhiên được miêu tả trong bài?
Bài 3: Tiếng việt: So sánh (tiếp theo)
Yêu cầu 1: HS đọc phần I. Các kiểu so sánh (SGK/tr 41), trả lời các câu hỏi trong SGK. Qua đó rút ra kết luận có mấy kiểu so sánh?
Yêu cầu 2. Đọc ví dụ 1 phần II (SGK/tr 42) và qua các biện pháp so sánh đã được học, em hãy nêu tác dụng khi sử dụng phép so sánh.
Bài tập vận dụng:
1.Chỉ ra phép so sánh và cho biết chúng thuộc các kiểu so sánh nào trong các ví dụ sau?
a.Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
b. Đại bàng bay qua rừng, bay qua núi, mình đại bàng êm như bông, ấm như nắng, tiếng đại bàng kêu như tiếng sáo.
c. Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng
2.Viết đoạn văn khoảng 4 -6 câu, chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng các kiểu so sánh khác nhau.
===========================================================
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC SINH SOẠN BÀI, HỌC BÀI TẠI NHÀ
MÔN Địa lý 6 (Tuần: từ 13/4/2020 đến 18/4/2020).
BÀI 20: HƠI NƯỚC TRONG KHÔNG KHÍ. MƯA
A. NỘI DUNG GHI VÀO VỞ
1. Hơi nước và độ ẩm của không khí
– Không khí bao giờ cũng có chứa một lượng hơi nước nhất định, vì vậy mà không khí có độ ẩm.
– Nhiệt độ không khí càng cao, lượng hơi nước chứa được càng nhiều, tuy nhiên sức chứa đó cũng có hạn.
– Không khí bão hòa hơi nước khi nó chứa một lượng hơi nước tối đa.
– Khi không khí đã bão hòa mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước hoặc bị lạnh đi thì lượng hơi nước thừa trong không khí sẽ ngưng tụ, đọng lại thành hạt nước. Đó là hiện tượng ngưng tụ của hơi nước.
– Hơi nước trong không khí khi ngưng tụ sẽ sinh ra hiện tượng sương, mây, mưa..
2. Mưa và sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất:
– Quá trình tạo thành mây, mưa: Không khí bốc lên cao, bị lạnh dần, hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ, làm các hạt nước to dần rồi rơi xuống đất thành mưa.
a. Tính lượng mưa TB của một địa phương:
– Dụng cụ để tính lượng mưa rơi: thùng đo mưa ( vũ kế)
– Cách tính mưa:
+ Lượng mưa trong ngày được tính bằng chiều cao tổng cộng của cột nước ở đáy thùng đo mưa sau các trận mưa trong ngày.
+ Lượng mưa trong tháng: Cộng lượng mưa của tất cả các ngày trong tháng.
+ Lượng mưa trong năm: Cộng toàn bộ lượng mưa trong cả 12 tháng.
+ Tính lượng mưa TB của một địa phương: Lấy lượng mưa của nhiều năm của một địa phương cộng lại rồi chia cho số năm.
b. Sự phân bố lượng mưa trên thế giới:
– Trên Trái Đất lượng mưa phân bố không đều từ xích đạo về cực.
B. NỘI DUNG TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Hơi nước trong không khí do đâu mà có? Vì sao không khí có độ ẩm? Nguồn cung cấp hơi nước chính cho không khí từ đâu?
2. Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí như thế nào?
3. Khi nào hơi nước trong không khí bão hòa?
4. Trong điều kiện nào hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ thành mây, mưa?
5. Quá trình tạo thành mây, mưa diễn ra như thế nào?
6. Nêu cách tính lượng mưa trong ngày, lượng mưa trong tháng, lượng mưa trong năm và lượng mưa trung bình nhiều năm?
7. Lượng mưa trên thế giới phân bố như thế nào?
8. Làm bài tập 1 SGK

BÀI 21: PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ, LƯỢNG MƯA
Bài tập 1:
1. Quan sát hình 56 và nhận biết biểu đồ:
+ Những yếu tố nào được biểu hiện trên biểu đồ trong thời gian bao lâu?
– Yếu tố được biểu hiện trên biểu đồ là lượng mưa và nhiệt độ, trong thời gian 12 tháng.
+ Yếu tố nào thể hiện theo đường? Yếu tố nào thể hiện bằng cột?=> yếu tố thể hiện bằng đường là nhiệt độ, yếu tố thể hiện bằng cột là lượng mưa.
+ Trục dọc bên trái dùng để tính đại lượng của yếu tố nào? Đơn vị?=> Dùng để tính đại lượng lượng mưa, đơn vị là mm.
+ Trục dọc bên phải dùng để tính đại lượng của yếu tố nào? Đơn vị?=> Dùng để tính đại lượng nhiệt độ, đơn vị là 0C
2, 3: giảm tải.
BÀI TẬP 2: Dựa vào các nội dung cô cho lớp ghi ở mục 1 để làm bài tập 2
==========================================================
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC SINH SOẠN BÀI, HỌC BÀI TẠI NHÀ
MÔN LỊCH SỬ (Tuần: từ 13/4/2020 đến 18/4/2020).

CHỦ ĐỀ : CÁC CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP THỜI KÌ BẮC THUỘC ( TỪ NĂM 40 ĐẾN TK IX) ( CHƯƠNG III)
NỘI DUNG 1 : Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và cuộc sống của nhân dân Giao Châu.
Tập trung vào các nội dung:
– Chính trị: trực tiếp cai trị, chia quận huyện.
– Văn hóa: thực hiện đồng hóa về văn hóa.
( Phần này các em đã học trên lớp rồi – Giờ các em ôn lại là được nhé)
NỘI DUNG 2: Các cuộc đấu tranh giành độc lập tiêu biểu từ năm 40 đến thế kỉ IX.
Kiến thức các em cần nắm:
1. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
a. Nguyên nhân:
-Chính sách đô hộ thống trị tàn bạo của nhà Hán làm nhân ta ở khắp nơi căm phẫn.
– Thi Sách (chồng bà Trưng Trắc ) bị quân Hán giết.
b. Diễn biến và kết quả:
– Mùa xuân năm 40 ( tháng 3 dương lịch) Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Nội).
– Nghĩa quân nhanh chóng đánh bại kẻ thù,làm chủ Mê Linh,rồi tiến về Cổ Loa ,Luy Lâu.
– Tô Định hoảng sợ bỏ thành lẻn trốn về Nam Hải (Quảng Đông- TQ ). Quân Hán ở các quận huyện khác bị đánh tan. Cuộc k/n thắng lợi.
c. Ý nghĩa lịch sử:
– Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh giành độc lập của nhân dân.
– Báo hiệu thế lực phong kiến phương Bắc không thể cai trị vĩnh viễn nước ta.
2. Cuộc khởi nghĩa bà Triệu (năm 248)
a.Nguyên nhân:
Do sự thống trị tàn bạo của nhà Ngô.
b. Diễn biến:
– Năm 248,cuộc k/n bùng nổ .Từ căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc –Thanh Hóa),Bà Triệu lãnh đạo nghĩa quân đánh phá các thành ấp của quân Ngô ở quận Cửu Chân, rồi từ đó đánh ra khắp Giao Châu.
– Nhà Ngô cử 6000 quân sang đàn áp. Cuộc k/n thất bại. Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền-
Hậu Lộc –Th. Hóa )
c. Ý nghĩa lịch sử:
Khẳng định ý chí đấu tranh bất khuất của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh giành độc lập.
3. Khởi nghĩa Lí Bí.
* Nguyên nhân :
Do chính sách cai trị hà khắc, tàn bạo, mất lòng dân của nhà Lương => K/N
* Diễn biến
– Năm 542, Lí Bí phất cờ k/n ở Thái Bình. Hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng.
– Chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm gần hết các quận huyện. Tiêu Tư bỏ chạy về Trung Quốc.
– Tháng 4-542 và đầu năm 543 ,nhà Lương hai lần đưa quân sang đàn áp => quân ta chủ động tiến đánh quân địch và giành thắng lợi.
* Ý nghĩa : khẳng định nền độc lập tự chủ của nhân dân ta, đánh dấu bước phát triển của p/trào đấu tranh giành độc lập của dân ta trong thời bắc thuộc
* Chống quân Lương xâm lược.
– Tháng 5 – 545, nhà Lương lại đưa quân xâm lược nước ta.
– Lý Nam Đế tổ chức đánh địch ở sông Lục Đầu (Hải Dương ).
– Vì giặc mạnh ,ta phải lui về giữ thành Tô Lịch .
– Thành vỡ quân ta lui về Gia Ninh( Phú Thọ ).
– Đầu năm 546, giặc chiếm Gia Ninh, Lí Nam Đế cho quân về miền núi Phú Thọ, đem quân đóng ở hồ Điển Triệt( Lập Thạch – Vĩnh Phúc ), sau đó phải rút vào động Khuất Lão (Tam Nông- Phú Thọ).
– Năm 548, Lí Nam Đế mất.
4. Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương như thế nào?
– Sau thất bại ở hồ Điển Triệt, Triệu Quang Phục được Lý Nam Đế trao quyền chỉ huy cuộc k/c.
– Ông cho quân lui về Dạ Trạch( Hưng Yên), xây dựng Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến, và phát triển lực lượng.
– Lợi dụng địa thế vùng Dạ Trạch,ông dùng chiến thuật du kích làm cho quân Lương tổn thất → nản chí.
– Năm 550,quân ta phản công giành thắng lợi, kết thúc cuộc k/c.
5. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan( đầu thế kỉ VIII)
a. Nguyên nhân:
Do chính sách bóc lột tàn bạo của nhà Đường làm cho đời sống nhân dân ta cơ cực → lòng căm thù lên cao -> K/N.
b. Diễn biến:
– Khoảng cuối những năm 10 của thế kỉ VIII, Mai Thúc Loan kêu gọi nhân dân nổi dậy ở Hoan Châu.
– Nghĩa quân nhanh chóng chiếm thành Hoan Châu. Được nhân dân hưởng ứng, Mai Thúc Loan chọn vùng Sa Nam ( Nam Đàn ) xây dựng căn cứ,ông xưng đế ( Mai Hắc Đế).
– Ông liên kết với nhân dân Giao Châu và Cham-Pa tấn công Tống Bình.
– Năm 722, nhà Đường đem 10 vạn quân sang đàn áp, Mai Hắc Đế thua trận.
6. Khởi nghĩa Phùng Hưng( trong khoảng 776 – 791)
– Khoảng năm 776, Phùng Hưng và em là Phùng Hải nổi dậy ở Đường Lâm,
– Được nhân dân hưởng ứng. nghĩa quân chiếm được thành Tống Bình, sắp đặt bộ máy cai trị đất nước, làm chủ trong 9 năm, sau đó Phùng Hưng mất, con trai Phùng An nối nghiệp cha.
– Năm 791, nhà Đường đem quân đàn áp, Phùng An ra hàng.
CÂU HỎI
Dựa vào kiến thức trên các em hãy lập bảng thống kê (Tên cuộc khởi nghĩa, thời gian, địa điểm, người lãnh đạo, kết quả và ý nghĩa) theo mẫu.
TT Tên cuộc
k/n Thời gian Địa điểm Người lãnh đạo Kết quả Ý nghĩa
1 K/n Hai Bà Trưng Năm 40 Hát Môn (Hà Nội) Trưng Trắc và Trưng Nhị Thắng lợi – Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh giành độc lập của nhân dân.
– Báo hiệu thế lực phong kiến phương Bắc không thể cai trị vĩnh viễn nước ta.

2
3
4
5
6

…………………………………..Chúc các em học tốt……………………………………………….

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC SINH SOẠN BÀI, HỌC BÀI TẠI NHÀ
MÔN Vật Lý (Tuần: từ 13/4/2020 đến 18/4/2020).
Chủ đề: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CÁC CHẤT

Câu 1: Chất rắn, chất lỏng và chất khí giản nở vì nhiệt như thế nào? Mỗi chất cho 1 ví dụ.
Câu 2: Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt như thế nào? Cho ví dụ.
Câu 3: Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt như thế nào? Cho ví dụ.
Câu 4: Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt như thế nào? Cho ví dụ.
Câu 5: Trong các chất: Rắn; lỏng; khí chất nào nở vì nhiệt ít nhất; nhiều nhất?
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC SINH SOẠN BÀI, HỌC BÀI TẠI NHÀ
MÔN Sinh học (Tuần: từ 13/4/2020 đến 18/4/2020).
Bài 37: Tảo
Câu 1: Tảo có cấu tạo như thế nào ? Tảo sống ở đâu?
Câu 2: Tảo có vai trò gì?

Bài 38: Cây Rêu
Câu 1: Rêu có cấu tạo như thế nào?
Câu 2: Trình bày sự phát triển của rêu?
Câu 3: Rêu có lợi ích gì?

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC SINH SOẠN BÀI, HỌC BÀI TẠI NHÀ
MÔN Tiếng Anh 6 (Tuần: từ 13/4/2020 đến 18/4/2020).

UNIT 10: STAYING HEALTHY
Lesson 2: B1,2,3,6

B1. Listen and repeat
a) Vocabulary:

apple (n)
táo
orange (n) cam
banana (n) chuối
water (unc) nước
b) Practice:
What would you like?
I’d like an apple. What would you like?
I’d like some milk.
c) Answer the question about you ( Trả lời câu hỏi về bạn)
What would you like? ( Bạn muốn gì?)
……………………………………………………………
B2. Listen and repeat. Then practice in pairs
a) Model sentences. ( Mẫu câu)
(+) There’s some rice.
(?) Is there any rice?
(-) There isn’t any rice.
(+) There are some apples.
(?) Are there any apples?
(-) There aren’t any apples.

b) Cách dùng “some” và “any”
– some : Dùng trong câu khẳng định
– any: Dùng trong câu phủ định và câu hỏi

c) Use some or any ( Dùng some hoặc any điền vào chỗ trống)
1. There’s ………….. milk. 6. Is there …………. orange juice?
2. There isn’t … ……….water. 7. There aren’t ………… apples.
3. There is …………… tea. 8. Are there …………. oranges?
4. There aren’t …………. bananas. 9. Are there ………… tomatoes?
5. There are ………….. vegetables. 10. There aren’t … ………peas.

B 3 : Ask and answer ( Hỏi và trả lời)
1.Ex:
– Is there any meat? – Yes, There is some chicken.
– Are there any bananas? – Yes, there are some…
2. Answer the questions based on B2 ( Trả lời câu hỏi dựa vào phần B2)
– Is there any milk? – …………………………………………………………..
– Are there any apples? – ……………………………………………………………….
– Is there any fruit? ……………………………………………………………………
– Are there any noodles? ……………………………………………………………….
B6. Remember
Complete the sentences ( Hoàn thành câu)
Is there any ………………….?
Yes. There is some………………
Are there any ………………?
No. There aren’t any ………………………
What would you like?
I’d like some …………………
What is there to drink?
There is some ……………………

—————————————————————————————-
UNIT 10: STAYING HEALTHY
Lesson 3: C1,2

C1 . Listen and repeat.Then practice with a partner.
a. Vocabulary:
– carrot: củ cà rốt
– tomato(es): trái cà chua.
– lettuce [‘letis] : rau diếp,rau xà lách.
– peas: đậu, đỗ hạt tròn
– potato(es): khoai tây.
– onion: củ hành
– cabbage: bắp cải
– coffee: cà phê
– bean: hạt đậu/đỗ.
b. Practice:
What are these? They are carrots.
What are those? They are beans..
c. Look at C1 and answer the questions ( Nhìn vào phần C1 và trả lời các câu hỏi)
What are these? ………………………………………………..
What are those? ……………………………………………………..

C2 . Listen and repeat. Then practice with a partner.
• Examples:
What’s your favorite food? I like fish.
Do you like vegetables? Yes, I do.
Do you like carrots? No, I don’t. I like peas and beans.

Answer the questions about you ( Trả lời những câu hỏi về bạn)
1.What’s your favorite food? …………………………………………………………….
2. Do you like lemonade? ………………………………………………………………..
3. Do you like cabbages? …………………………………………………………

UNIT 10: STAYING HEALTHY
Lesson 4: C3,4,5

C3. Listen and repeat
a. Vocabulary:
– lemonade [lem’neid]: nước chanh
– water : nước
– iced tea: trà đá
– iced coffee: cà phê đá

C4. Practice in pairs:
• Example:
Do you like cold drinks?
Yes, I do.
What do you like ?
I like iced tea. It’s my favorite drink

Answer the questions about you ( Trả lời những câu hỏi về bạn)
1.What’s your favorite drink? …………………………………………………………….
2. Do you like cold drink? ………………………………………………………………..
3. What do you like? …………………………………………………………………

C5. Remember
Complete the sentences ( Hoàn Thành câu)
I like ………………………………………..
I don’t like ………………………………….
She likes ……………………………………
She doesn’t like ………………………………
Do you like ………………………………….?

EXERCISES
I. Missing words (Điền từ còn thiếu vào chỗ trống)
1. What do you …….? – I want some rice.
2. What ………you like? I’d like some carrots.
3. How …………. he feel? He’s cold.
4. Are there ………….noodles? No, there aren’t.
5. What is …………. for lunch? Chicken and rice.
6. I’m … . ……….I’d like some orange juice.
7. I’d like …………. fish and … rice.
8. I’m thirsty . I’d like some ……………………..
9. What is your …………. food, Ba? I like fish and vegetables.
10. My favorite ………… is iced tea.

II. Answer the questions about you ( Trả lời những câu hỏi về bạn)
1.What’s your favorite food? …………………………………………………………….
2. Do you like lettuce? ………………………………………………………………..
3. Do you like apple juice? ……………………………………………………………….
4. Are there any cabbages for lunch? ………………………………………
5. Is there any fruit for dinner?…………………………………………………………………

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC SINH SOẠN BÀI, HỌC BÀI TẠI NHÀ
MÔN Toán 6 (Tuần: từ 13/4/2020 đến 18/4/2020).

Tuần 23

Tiết 69: MỞ RỘNG KHÁI NIỆM PHÂN SỐ + PHÂN SỐ BẰNG NHAU.
A. Bài cũ
– Các em xem lại một số ví dụ về phân số đã học ở cấp 1.
– Xem lại hai phân số khi nào bằng nhau.
B/ Bài mới : Các em tham khảo sách giáo khoa bài 1 + bài 2 ở trang 4 + trang 7 và trả lời các câu hỏi sau :
1/ Phân số là gì?
Hướng dẫn :
Người ta dùng phân số để ghi kết quả của phép chia 3 cho 4 Tương tự như vậy là kết quả của phép chia –3 cho 4.

Khái niệm : Các em tự rút ra khái niệm phân số là gì.
2/ Ví dụ
Các em tự lấy một số ví dụ về phân số nhé
Chú ý : Mọi số nguyên a có thể viết là , nên mọi số nguyên đều được xem là một phân số.
3/ Hai phân số khi nào được gọi là bằng nhau?
Các em quan sát ví dụ sau :

– Ta đã biết :
Nhận xét : 1 . 6 = 2 . 3
– Ta cũng có :
Và nhận thấy : 5 . 12 = 6 . 10
Ñònh nghóa : Các em tự rút ra định nghĩa nhé.
4/ Các ví dụ
Các em làm ?1 , và ví dụ 2 SGK vô vở.
( ?1 chúng ta làm tương tự như ví dụ 1)
Chú ý: 1/ Soạn lại các phần câu hỏi 1,2,3,4 vào vở
2/ Làm các bài tập 6,7.
Tiết 70 TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÂN SỐ
A/ Bài cũ : các em xem lại
Định nghĩa hai phân số bằng nhau
B/ Bài mới : Các em tham khảo SGK bài 3 trang 9 và trả lời các câu hỏi
1/ Phân số có những tính chất cơ bản nào?
Hướng dẫn : Các em quan sát ví dụ sau
Vì sao ?
Ta đã biết : Vì 1 . (-6) = 2 . (-3)
Ta thấy : và
?2 ta có thể làm như sau
. (-3) : (-4)
= =
. (-3) : (-4)

Vậy theo các em phân số có mấy tính chất? Các em tự rút ra tính chất rồi ghi vào vở nhé.
2/ Ví dụ
Các em làm ?3 nhé
Hướng dẫn :
Còn hai phân số trên các em tự làm vô vở
Chú ý :
+ Soạn lại phần câu hỏi 1 + 2 vô vở.
+ Làm các bài tập 11 + 12
TUẦN 24
Tiết 71: RÚT GỌN PHÂN SỐ + LUYỆN TẬP
A. Bài cũ
Các em xem lại các nội dung sau:
1. Ước chung lớn nhất của hai hay nhiều số là số như thế nào?
2. Cách tìm ƯCLN của hai hay nhiều số ?
3. Tính chất cơ bản của phân số ?
B. Bài mới : Các em nghiên cứu bài 4 sách giáo khoa trang 12 và trả lời các câu hỏi sau:
1. Cách rút gọn phân số là như thế nào?
Hướng dẫn: các em quan sát ví dụ:
: 2 : 7

: 2 : 7
Phân số có tử và mẫu nhỏ hơn tử và mẫu của phân số đã cho nhưng vẫn bằng phân số đó , phân số cũng vậy.
Mỗi lần chia tử và mẫu của phân số cho ước chung khác 1 của chúng ta được một phân số bằng nó nhưng đơn giản hơn. Làm như vậy tức là ta đã rút gọn phân số.

Qui tắc : các em tự rút ra quy tắc và ghi vào vở nhé

2.Thế nào là phân số tối giản?
Hướng dẫn :
– Trong ví dụ ta thấy phân số không thể rút gọn được nữa vì tử và mẫu không có ước chung nào khác  1 . Chúng là phân số tối giản
– Các em làm ?2
Từ đó rút ra nhận xét : Phân số tối giản là ………………..

Các em lưu ý chú ý : Khi rút gọn phân số, ta thường rút gọn phân số đó đến tối giản.
3. Khi rút gọn phân số làm thế nào ta được phân số tối giản?
Câu này các em tự nghiên cứu và trả lời nhé.

Chú ý :
1/ Các em soạn lại bài phần câu hỏi 1,2 vào vở.
2/ Làm các bài tập 15, 20, 22 nhé.

Tiết 72: QUY ĐỒNG MẪU NHIỀU PHÂN SỐ + LUYỆN TẬP

(Bài này hơi khó một tí nhưng rất quan trọng để học các bài sau nên các em cố gắng nhé)
A/ chuẩn bị bài cũ
Các em xem lại các nội dung:
1/ BCNN của hai hay nhiều số là gì?
2/ Cách tìm BCNN của hai hay nhiều số.
B/ Bài mới: Các em nghiên cứu bài 5 sách giáo khoa trang 16 và trả lời các câu hỏi sau:
1/ Quy đồng mẫu hai phân số là làm gì?
Hướng dẫn :
Ví duï :

Các em quan sát ví dụ rồi rút ra nhận xét Quy đồng mẫu hai phân số là làm gì ?
2/ Cách quy đồng mẫu nhiều phân số?
Hướng dẫn Các em quan sát ví dụ sau
Ví duï : Qui ñoàng maãu caùc phaân soá sau :

Đầu tiên chúng ta sẽ tìm BCNN của các mẫu số. Đó chính là mẫu chung của các phân số. Viết tắt là MC
MC = BCNN(2,5,3,8) = 120

Từ đó các em tự rút ra quy tắc ghi vào vở

Ví dụ minh họa: quy đồng mẫu các phân số

Cách làm

Các em lưu ý
Các số trong ngoặc < > là thừa số phụ tương ứng của mỗi phân số, chúng ta có thể ghi như vậy cho dễ thấy để nhân khi quy đồng . (Khỏi ghi cũng được).

Chú ý :
1/ Soạn lại vô vở phần 1,2. Khi soạn phần 2 nhớ làm ?3.
2/ Làm các bài tập 32,33,34 nhé.

Chúc các em ôn tập thật tốt. Mọi vướng mắc có thể vô nhóm hỏi GV phụ trách lớp mình. Bài tập được giao tương đối ít các em cố gắng học lý thuyết và làm hết bài tập nhé.