HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI MỚI KHỐI 8 tuần từ 13 tháng 4 năm 2020 đến 18 tháng 4 năm 2020

Lượt xem: Lượt tải:


Thông tin Nội dung
Tên tài nguyên HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI MỚI KHỐI 8 tuần từ 13 tháng 4 năm 2020 đến 18 tháng 4 năm 2020
Loại tài nguyên Tài liệu - Giáo trình,
Tên tập tin KHOI-8_HƯỚNG-DẪN-HỌC-TAI-NHA-1.docx
Loại tập tin application/vnd.openxmlformats-officedocument.wordprocessingml.document
Dung lượng 56.33 kB
Ngày chia sẻ 13/04/2020
Lượt xem 1167
Lượt tải 59
Xem tài liệu Vui lòng đăng nhập để xem!
Tải về Vui lòng đăng nhập để tải về!

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI, SOẠN BÀI
NGỮ VĂN 8
( Từ ngày 13/4/2020-18/4/2020).
I. PHẦN VĂN BẢN: Ngắm trăng
Các em đọc kĩ văn bản sau đó thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ? Cho biết thể thơ mà Bác sử dụng? Nêu bố cục và nội dung của mỗi phần? Phương thức biểu đạt trong bài?
Câu 2: Hoàn cảnh ngắm trăng của nhận vật trữ tình có gì đặc biệt?
Câu 3: Hai câu thơ cuối tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào?Hình ảnh Bác Hồ hiện ra như thế nào( gợi ý: tâm trạng, tâm thế, mối quan hệ với thiên nhiên)

II. Phần Tiếng Việt: Câu cầu khiến
Câu 1: Khi viết câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu nào?
Câu 2: Xác định câu cầu khiến trong những đoạn trích sau :
a. Cái Tí lễ mễ bưng rổ khoai luộc ghếch vào chân cột, và dặn thằng Dần :
– Hãy còn nóng lắm đấy nhé ! Em đừng mó vào mà bỏng thì khổ.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
b.Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
c. Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi:
– Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà. Và ngày mai lại được nghỉ cả ngày nữa.
(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

III. PHẦN TẬP LÀM VĂN: Văn thuyết minh
Câu 1: Khi cần thuyết minh cách làm một đồ vật (hay cách nấu món ăn) người ta thường trình bày như thế nào?
Câu 2: Lập dàn ý thuyết minh bánh chưng (bánh tét) của người Việt Nam.

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI, SOẠN BÀI
Lịch sử 8 ( Từ ngày 13/4/2020-18/4/2020).
BÀI 24, 25. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TỪ NĂM 1858-1884
( GỘP HAI BÀI THÀNH MỘT )
TỪ NGÀY 13/4 ĐẾN NGÀY 25/4

BÀI 24. CÁC EM ĐÃ HỌC, CHÚ Ý CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN TIÊU BIỂU TỪ 1858-1873.
BÀI 25. CÁC EM CHÚ Ý HỌC DIỄN BIẾN CHÍNH, TẬP TRUNG VÀO HAI CHIẾN THẮNG Ở HÀ NỘI ( TRẬN CẦU GIẤY LẦN MỘT VÀ LẦN HAI)
KIẾN THỨC CƠ BẢN, DIỄN BIẾN CHÍNH.
* ÂM MƯU CỦA PHÁP.
– Âm mưu của Pháp là muốn chiếm toàn bộ Việt Nam để làm thuộc địa, nên chiếm xong Nam Kì, tất nhiên sẽ chiếm Bắc Kì.
– Bắc là nơi giàu tài nguyên, đông dân; lại có sông Hồng nối liền với vùng Hoa Nam rộng lớn của Trung Quốc … Do vậy, Pháp coi việc đánh chiếm Bắc Kì là một vấn đề sống còn cho tương lai quyền thống trị của Pháp ở vùng Viễn Đông.Sau khi Pháp đánh ra Bắc Kì nhân dân ta đứng lên chống Pháp tiêu biểu là ở Hà Nội.( có hai chiến thắng)
1. Kháng chiến ở Hà Nội lần 1:
– Khi Pháp kéo vào Hà Nội, và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì, nhân dân ta anh dũng chống Pháp. Tiêu biểu nhất là chiến thắng Cầu Giấy (21 – 12 – l873), Gác-ni-ê bị giết.
– Giữa lúc đó, triều đình Huế lại kí Hiệp ước Giáp Tuất (15 – 3 – l874), triều đình thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.
2. Kháng chiến ở Hà Nội lần 2:
– Ở Hà Nội, nhân dân tự tay đốt nhà, tạo thành bức tường lửa chặn bước tiến của giặc.
– Ngày l9 – 5 – l883, quân ta giành thắng lợi trong trận Cầu Giấy lần thứ hai, Ri-vi-e bị giết tại trận.
– Nhưng lúc này triều đình lại chủ trương thương lượng với Pháp hi vọng Pháp sẽ rút quân.
3. Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Nhà nước phong kiến Việt Nam sụp đổ ( 1884).
– Chiều 18 – 8 – 1883, Pháp bắt đầu tấn công vào Thuận An.
– Ngày 25 – 8 – 1883, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Hác-măng.
+Nội dung: thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì, Trung Kì.
– Sau Hiệp ước Hác-măng, Pháp chiếm hàng loạt các tỉnh ở Bắc Kì: Bắc Ninh, Tuyên Quang, Thái Nguyên…
– Ngày 6/6/1884, triều đình kí hiệp ước Pa-tơ-nốt  Triều đình phong kiến Việt Nam hoàn toàn sụp đổ.
=> Nước ta trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến.
CÂU HỎI ÔN TẬP:
Câu 1. Trình bày diễn biến chiến thắng Cầu Giấy năm 1873, và 1883?
Câu 2. Nhà nước phong kiến Việt Nam sụp đổ hoàn toàn vào thời gian nào? được thể hiện qua bản Hiệp ước nào? Nội dung của Hiệp ước đó?
BÀI 26. PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX.
KIẾN THỨC CƠ BẢN, DIỄN BIẾN CHÍNH.
I.Cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế. Vua Hàm Nghi ra chiếu cần vương.
Sau 2 Hiệp ước 1883 và 1884, phe chủ chiến trong triều đình nuôi hi vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp.( Đứng đầu là Tôn Thất Thuyết)
1.Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế tháng 7/1885
*Nguyên nhân:
– Phe chủ chiến trong triều đình vẫn hi vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp, được các quan lại thuộc phe chủ chiến và nhân dân ủng hộ nên họ ra sức chuẩn bị hành động.
* Diễn biến:
– Đêm mùng 4 rạng 5/7/1885, Tôn Thất thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở đồn Mang Cá và Toà Khâm sứ.
– Pháp: nhờ có ưu thế về vũ khí, chúng phản công, tràn vào chiếm kinh thành Huế.
2. Phong trào Cần vương bùng nổ và lan rộng.
a. Hoàn cảnh ra đời:
– Sau khi cuộc phản công thất bại,Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở ( Quảng Trị ).
– Ngày 13/7/1885, ông nhân danh nhà vua ra chiếu “ Cần vương”, kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân giúp vua cứu nước.
=> Phong trào Cần Vương bùng nổ.
b. Diễn biến: 2 giai đoạn.
+ Giai đoạn 1(1885-1888): Phong trào bùng nổ khắp cả nước, nhất là các tỉnh Trung Kì & Bắc Kì.
+ Giai đoạn 2(1889-1896): Phong trào quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn, có quy mô và trình độ t/c cao hơn.
II.Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào cần vương
1. Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896):
* Lãnh đạo: Phan Đình Phùng và Cao Thắng.
* Địa bàn hoạt động: ở Hương Khê (Hà Tĩnh), sau đó lan ra nhiều tỉnh khác.
* Diễn biến:
+ Từ 1885-1888: xây dựng lực lượng, căn cứ.
+ Từ 1888- 1895: khởi nghĩa bước vào giai đoạn quyết liệt, đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của giặc. Sau khi Phan Đình Phùng mất khởi nghĩa tan rã.
CÂU HỎI ÔN TẬP.
Câu 1. Phong trào Cần vương bùng nổ và phát triển như thế nào ?
Câu 2. Trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hương Khê. Vì sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?
(Các em chú ý về thành phần lãnh đạo, t/gian tồn tại, quy mô- địa bàn hoạt động, trình độ tổ chức )
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI, SOẠN BÀI
Địa lý 8 ( Từ ngày 13/4/2020-18/4/2020).
Tuần 24 Tiết 28
BÀI 26: ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
I. Nội dung bài học
1.Việt Nam là nước giàu tài nguyên khoáng sản:
– Khoáng sản nước ta phong phú về loại hình, đa dạng về chủng loại nhưng phần lớn có trữ lượng vừa và nhỏ. Một số khoảng sản có trữ lượng lớn : sắt, than, thiếc, crôm, dầu mỏ, bô xít, đá vôi….
2. Sự hình thành các vùng mỏ chính ở nước ta:( Giảm tải)
3. Vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản:
– Hiện nay việc khai thác KS chưa hợp lý, việc sử dụng tài nguyên KS còn lãng phí.
– Biện pháp:
+ Cần thực hiện tốt luật khoáng sản để khai thác hợp lí
+ Sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản
II. Câu hỏi và bài tập :
Trả lời câu hỏi mục 1
1. Vai trò của khoáng sản trong đời sống và sự tiến hóa của nhân loại?
2. + Tại sao VN là nước giàu tài nguyên khoáng sản?
3. Chứng minh rằng nước ta có nguồn khoáng sản phong phú, đa dạng?
Trả lời câu hỏi mục 3
1. Tại sao phải khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản?
2. Nước ta đã có biện pháp gì để bảo vệ tài nguyên khoáng sản?
3. Nêu những nguyên nhân làm cạn kiệt tài nguyên khoáng sản ở nước ta?
…………………………………………………………………………………………………………………………….Tuần 24 Tiết 29
ÔN TẬP
Câu 1: Nêu vị trí và giới hạn lãnh thổ của Việt Nam?
Câu 2: Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ta hiện nay?
Câu 3: Trình bày đặc điểm khí hậu – hải văn của vùng biển Việt Nam ?
Câu 4: Biển đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối kinh tế và đời sống của nhân dân ta ?
=======================================================================================
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI, SOẠN BÀI
Vật lý 8 ( Từ ngày 13/4/2020-18/4/2020).
Chủ đề: Cấu tạo chất (Áp dụng cho bài 19, 20 sgk)

1. Các chất được cấu tạo như thế nào?
2. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách hay không?
3. Trình bày thí nghiệm Bơ-rao.
4. Các nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
5. Chuyển động của nguyên tử, phân tử phụ thuộc vào nhiệt độ như thế nào?
6. Giải thích hiện tượng “đường tan trong nước”.
==============================================================
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI, SOẠN BÀI
Sinh học 8 ( Từ ngày 13/4/2020-18/4/2020).
Tuần 22, tiết 41
BÀI 39 và BÀI 40: BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU, VỆ SINH BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
Câu hỏi Gợi ý Kết luận
– Yêu cầu HS đọc thông tin SGK mục I, quan sát H 39.1 để tìm hiểu sự tạo thành nước tiểu.
1/ Sự tạo thành nước tiểu gồm những quá trình nào? diễn ra ở đâu?

2/ Thành phần nước tiểu đầu khác máu ở điểm nào?
3/ Phân biệt nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức?

4/Sự thải nước tiểu diễn ra như thế nào? (dùng hình vẽ để minh hoạ).
5/ Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì?

6/ Nêu những tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu?
7/ Nghiên cứu thông tin hoàn thành bảng 40 sgk trang130
-Đọc và xử lí thông tin.
+ Quan sát tranh và nội dung chú thích H 39.1 SGK
– Sự tạo thành nước tiểu gồm 3 quá trình:
+ Qua trình lọc máu ở cầu thận: Kết quả tạo ra nước tiểu đầu trong nang cầu thận.
+ Quá trình hấp thụ lại ở ống thận: nước tiểu đầu được hấp thụ lại nước và các chất cần thiết (chất dinh dưỡng, các ion cần cho cơ thể…).
+ Quá trình bài tiết tiếp (ở ống thận): Hấp thụ chất cần thiết, bài tiết tiếp chất thừa, chất thải tạo thành nước tiểu chính thức.
+ Nước tiểu đầu không có tế bào máu và prôtêin.
Đặc điểm Nước tiểu đầu Nước tiểu chính thức
– Nồng độ các chất hoà tan
– Chất độc, chất cặn bã
– Chất dinh dưỡng – Loãng
– Có ít
– Có nhiều – Đậm đặc
– Có nhiều
– Gần như không có

+ Thực chất là quá trình lọc máu và thải chất cặn bã, chất độc, chất thừa ra khỏi cơ thể.
Nghiên cứu thông tin SGK trang129

HS tự rút ra dựa vào câu hỏi và sự gợi ý

Tuần 22, tiết 42
CHƯƠNG VII- DA
BÀI 41, 42: CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA DA, VỆ SINH DA
Câu hỏi Gợi ý Kết luận
1/ Nêu cấu tạo của da?

2/Da có những chức năng gì?

3/Da bẩn có hại như thế nào?
4/ Da bị xây xát có hại như thế nào?
5/ Giữ gìn da sạch bằng cách nào?
6/Các biện pháp bảo vệ da?

7/Kể tên các bệnh ngoài da mà em biết, nêu cách phòng chống? -Quan sát H 41.1, đọc kĩ chú thích và thông tin trang132 sgk.
-Nghiên cứu phần  SGK – Tr 133 mục I trả lời những câu hỏi gợi ý về chức năng của da
+ Đặc điểm nào của da giúp da thực hiện chức năng bảo vệ?
+Bộ phận nào của da giúp da tiếp nhận kích thích?
+ Bộ phận nào của da giúp da thực hiện chức năng bài tiết?
+ Da điều hoà thân nhiệt bằng cách nào?
Yêu cầu HS đọc thông tin mục I trang 134sgk

Các biện pháp bảo vệ da:
+ Thường xuyên tắm rửa.
+Thay quần áo và giữ gìn da sạch sẽ.
+Không nên nặn mụn trứng cá.
+Tránh lạm dụng mĩ phẩm…

Vận dụng kiến thức, hiểu biết của mình về các bệnh ngoài da để hoàn thành câu hỏi HS tự rút ra dựa vào câu hỏi và sự gợi ý
Lưu ý: những mục của bài không đề cập các em tự nghiên cứu thêm
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI, SOẠN BÀI
Tiếng Anh 8 ( Từ ngày 13/4/2020-18/4/2020).
UNIT 10: RECYCLING
Lesson 1: Getting started – Listen and read

• Questions: What should we do to reduce the amount of garbage we produce?
A. Getting started: Think of ways we can reduce the amount of garbage we produce.( Các em hãy nghĩ về các cách chúng ta có thể làm để giảm lượng rác mà chúng ta thải ra hàng ngày)
EX: We should use tree leaves to wrap things
– You’re right. We should also use tree leaves to make fertilizer.
B. Listen and read:
I.Vocabulary:
– representative (n):người đại diện
– protect (v) : bảo vệ
– natural resources (n): nguồn tài nguyên
– recycle (v) : tái chế
-reduce ( v): làm giảm
– contact (v): liên hệ
II. Practice: Students read the dialogue carefully to do the tasks( Đọc kĩ đoạn hội thoại và tìm thông tin để làm các bài tập sau)
1. True or False? Read the dialougue to check true / false statements ( Dựa vào đoạn hội thoại để xác định các câu sau đúng hay sai)
a. Friends of the earth is an organization to help people make friends with each other. ( F)
b. Miss Blake asks the students to remember 3 things: Reduce, reuse, recycle
c. Reduce means buying the products which are over packed
d. We can’t reuse things like envelopes, glass, plastic bottles, old plastic bags.
e. Miss Blake says that we should use cloth bags and shouldn’t use plastic bags at all.
f. Recycling means not just throwing things away but trying and finding another use for them.
2. Answer the questions ( Tìm thông tin trong đoạn hội thoại để trả lời các câu hỏi sau)
a. What does Miss Blake mean by reduce?
b. What things can we reuse?
c. What does recycle mean?
d. Where can we look for information on recycling things?
e. Why does Miss Blake tell Lan that we shouldn’t use plastic bags at all?
3. Practice the dialogue
UNIT 10: RECYCLING
Lesson 2: READ

• Questions: ( Trả lời các câu hỏi sau)
1. What things can we recycle?
2. How do people recycle glass?
I. Vocabulary:
– car tire (n): lốp xe
– pipe (n): ống nước
– deposit (n): tiền đặt cọc
– refill (v): làm đầy lại
– melt (v): nung chảy
– glassware ( n): đồ dùng bằng thủy tinh
II. Practice: ( Read the dialogue carefully to do the tasks)
1. Match ( Đọc kĩ đoạn văn sau đó nối cho phù hợp)
Used things Recycling facts
1.Care tires

2. Milk bottles

3. GGlass

4. Drink cans

5. Household and garden waste a. is broken up ,melted and made into new glassware

b. are cleaned and refilled (with milk )

c. is made into compost .

d. are brought back for recycling

e. are recycled to make pipes and floor recovering.

2.Answer the questions: ( Dựa vào đoạn văn, tìm thông tin để trả lời các câu hỏi sau)
a. What do people do with empty milk bottles?
b. What happens to the glass when it is sent to the factories?
c. What did the Oregon government do to prevent people from throwing drink cans away?
d. What is compost made from?
e. If you have a recyling story to share, how can you share it?

UNIT 10: RECYCLING
Lesson 3: LANGUAGE FOCUS

A. Presentation:
I. Passive forms: Dạng bị đông
Ex: Glass is recycled into new glassware.

S be past participle
Form:
Active S V O

Passive: S be PP by O
( Câu bị động được dùng khi muốn nhấn mạnh đến đối tượng chịu tác động của hành động trong câu)
1. Passive form in the present simple ( Dạng bị động của thì hiện tại đơn)
Form : S+ is / are / am + past participle+ …. (by O )
Ex: You do homework carefully every night.
S V O

Homework is done carefully (by you) every night.
2. Passive form in the future simple ( Dạng bị động của thì tương lai đơn)
Form: S+ will /shall + be + past participle +…( by O)

EX: We will do this exercise tomorrow
->This exercise will be done tomorrow
II. Adjectives before an infinitive or a noun clause( Tính từ đứng trước một động từ nguyên mẫu hoặc một mệnh đề danh từ)
1. Adjectives before an infinitive ( Tính từ đứng trước một động từ nguyên mẫu)
Ex: It is difficult to follow your directions
– It be adj to infinitive
Form: It + be + adj + to infinitive
2. Adjectives before a noun clause( Tính từ đứng trước một mệnh đề danh từ)
Ex: We are delighted that you passed the English exam.
S + be + adj + that + noun clause.
Form: S + be + adj + that + noun clause
B. Practice:
Do the exercises on pages 95,96,97
( Dựa vào phần ngữ pháp đã dược giới thiệu bên trên để làm các bài tập ở trang 95,96,97 trong sách giáo khoa tiếng Anh 8)
1.Work with a partner.
Read a guide on how to recycle glass. Look at the instructions, rewrite them in the passive form and put the pictures in the correct order ( Đọc hướng dẫn tái chế thủy tinh, viết lại các câu ở dạng bị động và đặt các bức tranh theo thứ tự chính xác)
Ex: Break the glass with a detergent liguid.
-> The glass is broken into small pieces.
2. A famous inventor, Dr Kim, is going to build a time machine. One of his assistants, Hai, is asking him questions about the invention. Complete the dialogue. Use the correct form of the verbs in brackets. ( Hoàn thành đoạn hội thoại, sử dụng dạng đúng của động từ trong ngoặc)
Ex: It ( show ) will be shown to the public when it is finished
3. Complete the dialogues. Use the words in the box.( Hoàn thành các đoạn hội thoại sau, sử dụng các từ cho sẵn trong khung)
EX: b) Mr Dao: Can you the exercise, Hoa?
Hoa: Yes, Mr Dao. It’s easy to understand.
4. Complete the letter. Use the corect forms of the verb be and the adjectives in the box ( Hoàn thành bức thư, sử dụng dạng đúng của động từ tobe và các tính từ trong khung)
EX: Your grandfahter and I (0) are delighted that you pased your English exam.

===========================================================

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI, SOẠN BÀI
Toán 8 ( Từ ngày 13/4/2020-18/4/2020).
Tuần 22 – tiết 46
Bài 6: GIẢI BÀI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP PHƯƠNG TRÌNH
1. Các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình
Bước 1: Lập phương trình
– Chọn ẩn số và đặt điều kiện thích hợp cho ẩn số.
– Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết
– Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.
Bước 2. Giải phương trình
Bước 3: Trả lời
Kiểm tra xem trong các nghiệm của phương trình, nghiệm nào thoả mãn điều kiện của ẩn, nghiệm nào không, rồi kết luận.
2. Lưu ý về chọn ẩn và điều kiện thích hợp của ẩn
– Thông thường thì bài toán hỏi về đại lượng gì thì chọn ẩn là đại lượng đó.
– Về điều kiện thích hợp của ẩn
+ Nếu xx biểu thị một chữ số thì 0≤x≤90≤x≤9.
+ Nếu xx biểu thị tuổi, sản phẩm, người thì xx nguyên dương.
+ Nếu xx biểu thị vận tốc của chuyển động thì x>0.
3. Link học trực tuyến, bài giảng điện tử:
https://elearning.moet.edu.vn/elearning/dai-so-giai-toan-bang-cach-lap-phuong-trinh-v1-l6060.html
4. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài tập 34/sgk:
Gọi x là mẫu số (điều kiện: n nguyên, khác 0)
Lập phương trình
Giải phương trình được x = 4
Trả lời phân số ban đầu là
Bài tập 35
Gọi là số học sinh cả lớp (đk?)
Phương trình:
Trả lời: 40 học sinh
Bài tập 37
Gọi x (km) là đọ dài quãng đường AB (x>0)
Phương trình:
Trả lời: AB dài 175km, Vận tốc TB xe máy: 50km/h.
Bài tập 40:
Ẩn x: Tuổi của Phương năm nay (x nguyên dương)
Phương trình: 3x + 13 = 2(x+13)
Trả lời: năm nay Phương 13 tuổi
Bài tập 41:
Ẩn x: Chữ số hang chục ( x nguyên dương, x<5) Phương trình: 100x+10+2x=10x+2x+370 Trả lời : số ban đầu: 14 Bài tập 42: học sinh tự nghiên cứu   Tuần 22 – tiết 38 §2. Định lí đảo và hệ quả của định lí Talet và luyện tập I. Lý thuyết định lí đảo và hệ quả của định lí Ta-let 1. Định lí Ta-lét đảo Nếu một đường thẳng cắt hai cạnh của một tam giác và định ra trên hai cạnh này những đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ thì đường thẳng đó song song với cạnh còn lại của tam giác 2. Hệ quả của định lí Ta-lét Nếu một đường thẳng cắt hai cạnh của một tam giác và song song với cạnh còn lại thì nó tạo thành một tam giác mới có ba cạnh tương ứng tỉ lệ với ba cạnh tam giác đã cho. Chú ý: Hệ quả trên vẫn đúng cho trường hợp đường thẳng aa song song với một cạnh của tam giác và cắt phần kéo dài của hai cạnh còn lại. II. Các dạng toán thường gặp về định lí đảo và hệ quả của định lí Ta-let Dạng 1: Tính độ dài đoạn thẳng, chu vi, diện tích và các tỉ số. Phương pháp: Sử dụng định lí Ta-lét, hệ quả định lí Ta-lét, tỉ số đoạn thẳng để tính toán. Ngoài ra, ta còn sử dụng đến tính chất tỉ lệ thức. Dạng 2: Chứng minh hai đường thẳng song song, chứng minh các đẳng thức hình học. Phương pháp: Ta sử dụng định lí Ta-lét, định lí đảo và hệ quả để chứng minh. III. Link học trực tuyến: https://www.youtube.com/watch?v=jEM0Q9SabSM (lý thuyết) https://www.youtube.com/watch?v=Ktg2V0v6I_w (Luyện tập) học sinh làm các bài tập: 6,7,10,11 sgk ============================================================= CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI, SOẠN BÀI Hóa 8 ( Từ ngày 13/4/2020-18/4/2020). BÀI TẬP BÀI 29 : LUYỆN TẬP 5 Bài 1: Viết những PTHH biểu diễn sự oxi hóa: a) Đơn chất: Al, Zn, Na, C, S, P. b) Hợp chất: CH4, C2H2 (Hướng dẫn ý b: Sản phẩm tạo thành là CO2 và H2O) Bài 2: Những chất nào trong mỗi dãy sau có thành phần phần trăm theo khối lượng oxi cao nhất, thấp nhất ? a) FeO; Fe2O3; Fe3O4 b) KMnO4; KClO3; KNO3 (Hướng dẫn Dựa vào bài 21 : Tính theo CTHH để làm rồi so sánh thành phần phần trăm) Bài 3: Viết các CTHH của các oxit tạo nên từ các nguyên tố sau . Hãy phân loại và gọi tên ? a) Na (I) và O (II); Cu (II) và O. b) Fe (II) và O; Fe(III) và O c) N (I) và O; N (II) và O; N (III) và O; N (IV) và O; N (V) và O. ((Hướng dẫn : Na2O : Natri oxit - oxit bazơ) Bài 4: Nung thuỷ ngân (II) oxit thu được thuỷ ngân và oxi. a) Viết PTHH của phản ứng b) Phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào c) Nung 21,7 gam thuỷ ngân (II) oxit. Tính thể tích oxi (đktc) và khối lượng thuỷ ngân thu được? ((Hướng dẫn: Giải bài toán tính theo PTHH). Bài 5: Oxit của một nguyên tố hoá trị (II) chứa 20% oxi theo khối lượng. Biết khối lượng mol phân tử là 80g/mol. Xác định CTPT của oxit. ((Hướng dẫn: dựa vào bài 21 để làm) Bài 6: Chỉ ra công thức hóa học viết sai: MgO, P2O, FeO2, ZnO, Cu2O, Na(OH)2, Ca2NO3 , Al2(SO4)3. Hãy sửa lại các công thức hóa học cho đúng. Bài 7: Người ta điều chế kẽm oxit bằng cách đốt kẽm trong oxi. a) Tính thể tích oxi (đktc) cần thiết để điều chế 40,5 gam kẽm oxit b) Muốn có lượng oxi nói trên cần phân huỷ bao nhiêu gam Kali clorat (KClO3) ((Hướng dẫn: Dựa vào PTHH để tính . Ý b viết thêm PTHH phân hủy KClO3) (Lưu ý: Thời gian nộp bài ngày 18/4/2020)