HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI MỚI KHỐI 7 tuần từ 13 tháng 4 năm 2020 đến 18 tháng 4 năm 2020
Lượt xem: Lượt tải:
Thông tin | Nội dung |
---|---|
Tên tài nguyên | HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI MỚI KHỐI 7 tuần từ 13 tháng 4 năm 2020 đến 18 tháng 4 năm 2020 |
Loại tài nguyên | Tài liệu - Giáo trình, |
Tên tập tin | KHOI-7-HƯỚNG-DẪN-HỌC-TAI-NHA-1.docx |
Loại tập tin | application/vnd.openxmlformats-officedocument.wordprocessingml.document |
Dung lượng | 149.34 kB |
Ngày chia sẻ | 13/04/2020 |
Lượt xem | 991 |
Lượt tải | 18 |
Xem tài liệu | Vui lòng đăng nhập để xem! |
Tải về | Vui lòng đăng nhập để tải về! |
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI, SOẠN BÀI
NGỮ VĂN 7
( Từ ngày 13/4/2020-18/4/2020).
PHẦN VĂN BẢN: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.
I. Kiến thức cơ bản:
Câu 1. Bài văn này nghị luận vấn đề gì về tinh thần yêu nước của nhân dân ta?
Câu 2. Sau khi đọc xong bài, em hãy chia bố cục văn bản và cho biết nội dung từng phần?
Câu 3. Để chứng minh cho nhận định: “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta” tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự như thế nào?
Câu 4. Trong bài văn, tác giả đã sử dụng những hình ảnh so sánh nào? Nhận xét tác dụng hình ảnh so sánh đó?
Câu 5. Đọc đoạn từ: “ Đồng bào ta ngày nay” đến “ nơi lòng nồng nàn yêu nước” và hãy cho biết:
a. Câu mở đoạn và câu kết đoạn?
b. Các dẫn chứng trong đoạn này được sắp xếp theo cách nào?
c. Các sự việc và con người được liên kết theo mô hình : “ từ…đến…” có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Câu 6. Viết một đoạn văn theo lối liệt kê khoảng 4-5 câu có sử dụng mô hình liên kết “từ…đến…”.( Chủ đề tự chọn).
Phần Tiếng Việt.
Bài 1.Câu đặc biệt.
I. Kiến thức cơ bản
1. Cần nắm được thế nào là câu đặc biệt?
Câu: Ôi, em Thuỷ! Thuộc kiểu câu gì? Vì sao?
2. Nắm tác dụng của những câu đặc biệt.
3. Bài tập: làm các bài tập trong SGK
II. Bài tập vận dụng
Câu 1: Xác định câu đặc biệt và tác dụng của nó trong các ví dụ dưới đây:
a, Hai chân Nhẫn quàng lên cổ. Quên cả đói, quên cả rét. Con Tô cũng dài bụng ra chạy theo. Song càng đuổi thì càng mất hút. Nhẫn lại tức điên lên.
b, Đói và lạnh! Mệt và sợ. Nó hớt hãi chạy băng qua khỏi cánh rừng đầy khói lửa bom đạn.
c, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
d, Học ăn, học nói, học gói, học mở.
e, Những con ong chăm chỉ hút mật từ nhụy trong vườn. Một phút…hai phút…ba phút.. rồi bốn phút…Nhiều quá!
g, Tôi dậy từ canh tư. Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo.
Câu 2: Chỉ ra sự khác nhau giữa câu đặc biệt với câu rút gọn.
BÀI 2: ( Ôn cả hai bài) Thêm trạng ngữ cho câu và thêm trạng ngữ cho câu (tiếp)
I. Kiến thức cơ bản
1. – Về ý nghĩa, trạng ngữ được thêm vào câu xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc.
– Về hình thức
+ Trạng ngữ có thể đứng đầu, cuối, giữa câu
+ Giữa trạng ngữ với chủ ngữ, vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói, hoặc dấu phẩy khi viết.
2. Công dụng của trạng ngữ: (Nắm được 2 công dụng mà SGK đã trình bày)
II. Bài tập vận dụng
Câu 1: Xác định trạng ngữ trong những câu dưới đây:
a, Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng lên trắng mênh mông.
b, Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá.
c, Một hôm, tôi bắt gặp nó nhào một thứ bột gì đen sì, trông rất sợ, thỉnh thoảng lại bôi ra cổ tay.
d, Buổi sáng hôm ấy, đã quá giờ đến lớp, tôi rất sợ bị quở mắng càng sợ vì thầy Ha-men đã dặn trước rằng thầy sẽ hỏi bài chúng tôi về các phân từ mà tôi chẳng thuộc lấy một chữ.
e, Đám trẻ mục đồng chúng tôi thả diều trên triền đê, chiều chiều.
g, Đứng bên đó, Bé trông thấy con đò, xóm chợ, rặng trâm bầu và cả những nơi ba má Bé đánh giặc.
câu 2:
Dựa vào kiến thức đã học, em hãy:
– Phân loại các trạng ngữ vừa tìm được ở trên
– Kể tên những loại trạng ngữ khác mà em biết
Phần Tập làm văn:
Bài 1: ( học cả hai bài) Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh và cách làm bài bài lập luận chứng minh (các em chú ý kĩ phần I của mỗi bài )
Bài tập
Lập dàn ý chứng minh câu tục ngữ: Không thầy đó mày làm nên
Bài 2: Luyện tập lập luận chứng minh.
Cho đề văn: 1. Lập dàn ý cho đề nhân dân ta thường nói: “ Có chí thì nên” . Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó?
2. Có thể viết mở đoạn và kết đoạn cho đề trên.
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI, SOẠN BÀI
Lịch Sử 7
( Từ ngày 13/4/2020-18/4/2020).
Bài 25. Phong Trào Tây Sơn
( các em cần đọc sgk nữa nhé)
KIẾN THỨC CƠ BẢN:
I. PHONG TRÀO TÂY SƠN BÙNG NỔ.
1. Xã hội Đàng Trong nữa sau thế kỉ XVIII.
– Chính quyền họ Nguyễn suy yếu, mục nát.
+ Ở triều đình, Trương Phúc Loan nắm mọi quyền hành, tự xưng “quốc phó”, khét tiếng tham nhũng.
+ Số quan lại tăng ( nhất là quan thu thuế).
+ Ở các địa phương, quan lại cường hào kết thành bè cánh và đua nhau ăn chơi xa xỉ.
+ Nông dân bị cướp đoạt ruộng đất và phải chịu nhiều thứ thuế,
– Đời sống nông dân khổ cực…….
2. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ.
a. Lãnh đạo.
– Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ.
b. Căn cứ.
– Năm1771, lên Tây Sơn thượng đạo (An Khê, Gia Lai) lập căn cứ.
– Khi lực lượng mạnh, nghĩa quân đánh xuống Tây Sơn hạ đạo, lập căn cứ ở Kiên Mỹ (Tây Sơn, Bình Định).
c. Chủ trương: “lấy của người giàu chia cho người nghèo”
d. Lực lượng.
– Dân nghèo, đồng bào dân tộc: Chămpa, Bana, thợ thủ công, thương nhân…
3. DIỄN BIẾN CHÍNH:
II. TÂY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỌ NGUYỄN VÀ ĐÁNH TAN QUÂN XÂM LƯỢC XIÊM.
1. Lật đổ chính quyền họ Nguyễn.
– Thánh 9/1773, hạ thành quy Nhơn.
– Năm 1774, mở rộng vùng kiểm soát.
– Chúa trịnh chiếm Phú Xuân.
– Tây Sơn hoà hoãn với Trịnh.
– Năm 1777, chúa Nguyễn bị giết, chính quyền họ Nguyễn bị lật đổ.
2. Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút.
a. Nguyên nhân.
– Nguyễn Ánh sanh cầu cứu quân Xiêm.
b. Diễn biến.
– Cuối 1784, quân Xiêm chiếm hết các tỉnh miền Tây Gia Định.
– Tháng 1/1785, Nguyễn Huệ vào vùng đất Mĩ Tho, chọn khúc sông Rạch Gầm – Xoài Mút làm trận địa.
c. Kết quả, ý nghĩa.
– Quân Xiêm bị đánh tan tác.
– Đập tan âm mưu xâm lược của quân Xiêm.
– Khẳng định sức mạnh của nghĩa quân, thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ.
III. TÂY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỌ TRỊNH
1. Hạ thành Phú Xuân tiến ra Bắc diệt họ Trịnh.
-Tháng 6/1786, hạ thành Phú Xuân và giải phóng đất Đàng Trong.
– Nguyễn Huệ lấy danh nghĩa“ Phù Lê diệt Trịnh” tiến quân ra Bắc
– Giữa 1786 Nguyễn Huệ tiến ra Thăng Long lật đổ họ Trịnh, giao quyền cho vua Lê rồi vào Nam
* Ý nghĩa:
– Đáp ứng nguyện vọng nhân dân.
-Tạo điều kiện cơ bản cho việc thống nhất đất nước.
2. Nguyễn Hữu Chỉnh mưu phản, Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà.
– Nguyễn Huệ vào Phú Xuân, Bắc Hà rối loạn.
– Nguyễn Hữu Chỉnh ra giúp vua Lê đánh tan các tàn dư của chúa Trịnh, Nguyễn Hữu Chỉnh lộng quyền phản lại quân Tây Sơn.
– Vũ Văn Nhậm, được cử ra diệt Chỉnh, Nhậm lại có ý đồ riêng.
– Năm 1788 Nguyễn Huệ ra Bắc Hà lần 2 diệt Nhậm, được các sĩ phu giúp đỡ, nhanh chóng thu phục Bắc Hà.
* Ý nghĩa:
– Việc lật đổ các tập đoàn phong kiến đã đặt cơ sở cho sự thống nhất đất nước.
IV. TÂY SƠN ĐÁNH TAN QUÂN THANH
1. Quân thanh xâm lược nước ta.
a. Hoàn cảnh.
– Vua Lê Chiêu Thống sang cầu cứu nhà Thanh.
– Năm 1788, Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân Thanh tiến vào nước ta.
b. Chuẩn bị của nghĩa quân.
– Lập phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn.
2. Quang Trung đại phá quân Thanh 1789.
– Tháng 11/1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế tiến quân ra Bắc.
– Từ Tam Điệp – Biện Sơn, Quang Trung chia quân làm 5 đạo tiến vào Thăng Long.
– Đêm 30 tết tiêu diệt giặc ở đồn tiền tiêu.
– Đêm mùng 3 tết 1789, hạ thành Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội).
– Sáng mùng 5 tết 1789, hạ thành Ngọc Hồi (Thanh Trì, Hà Nội).
– Cùng lúc đó đô đốc Long hạ được đồn Đống Đa.
– Sầm Nghi Đống tự tử, Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy.
– Trong 5 ngày đêm tết Kỉ Dậu 1789, Quang Trung quét sạch 29 vạn quân xâm lược.
CÂU HỎI:
Câu 1. Nguyên nhân bùng nổ phong trào Tây Sơn?
Câu 2. Lập niên biểu diễn biến của phong trào Tây Sơn ( từ năm 1771 đến năm 1789)? ( chú ý, học sinh lập niên biểu những mốc thời gian, thắng lợi quan trọng)
Ví dụ:
Thời gian Sự kiện chính
Năm 1771 Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ
………….. …….
…………. …….
…………. …….
Năm 1789 …….
Bài 27. Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền
( các em cần đọc sgk nữa nhé)
Ngày 16/9/1792, Quang Trung đột ngột qua đời.
Vậy, khi Quang Trung mất triều đại Tây Sơn gặp phải những khó khăn gì?
Học sinh: Quang Toản lên ngôi, không đủ năng lực, uy tính. Nội bộ triều đình Phú Xuân nảy sinh mâu thuẫn và suy yếu.
– Nguyễn Nhạc an phận không lo việc nước, Nguyễn Lữ bất tài…
Giáo viên: Sau khi được Pháp giúp sức, Nguyễn ánh chiếm lại vùng đất Gia Định. Đứng trước bối cảnh nội bộ Tây Sơn suy yếu Nguyễn ánh ở Gia Đinh có hành động gì ?
Học sinh:
– Đem quân lấn dần vùng đât Tây Sơn. Năm 1801, chiếm Quy Nhơn sau đó là Phú Xuân …….
– Giữa năm 1802, Nguyễn Ánh huy động 1 lực lượng lớn tấn công ra Bắc, lần lượt chiếm các vùng đất từ Q. Trị đến Nam Định tiến về Thăng Long, Quang toản lên Bắc Giang, bị bắt, triều đại Tây Sơn sụp đổ.
Giáo viên: Tại sao Nguyễn ánh nhanh chóng tiêu diệt được nhà Tây Sơn?
Học sinh:
– Vua Quang Trung mất sớm, Q.Toản lên ngôi – không đủ năng lực điều hành việc nước.
– Nội bộ Tây Sơn chia rẽ, thế lực suy yếu.
1. Nguyễn Ánh lập lại chế độ phong kiến tập quyền.
– Năm 1802, Nguyễn ánh lên ngôi vua lập ra triều Nguyễn.
– Chọn Phú Xuân làm kinh đô.
– Chia cả nước làm 30 tỉnh và một phủ trực thuộc.
– Năm 1815, ban hành luật Gia Long.
– Quan tâm và củng cố quân đội.
+ Xây dựng thành trì.
+ Lập hệ thống trạm ngựa
– Đối ngoại:
+ Đóng cửa không tiếp xúc với nước ngoài.
+ Thần phục nhà Thanh.
CÂU HỎI.
Câu 1. Sau khi lật đổ Tây Sơn Nguyễn Ánh đã làm gì để lập lại và củng cố chế độ phong kiến tập quyền?
Tuần 24
Tiết 45
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI, SOẠN BÀI
Địa Lý 7
( Từ ngày 13/4/2020-18/4/2020).
Bài 43: DÂN CƯ, XÃ HỘI TRUNG VÀ NAM MĨ
I. Nội dung bài học
1. Sơ lược lịch sử (giảm tải)
2. Dân cư:
– Phần lớn là người lai, có nền văn hoá Mĩ La tinh độc đáo
Nguyên nhân: do sự kế hợp từ ba dòng văn hóa : Âu, Phi và Anh-điêng
– Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao.
– Dân cư phân bố không đều:
+ Tập trung chủ yếu ở ven biển, cửa sông hoặc trên các cao nguyên(nơi có khí hậu khô ráo,mát mẻ)
+Dân thưa thớt ở các vùng sâu trong nội địa(ĐKTN không thuận lợi)
3. Đô thị hoá
– Tốc độ đô thị hoá đứng đầu thế giới,đô thị hóa mang tính tự phát,tỉ lệ dân đô thi cao.
II. Câu hỏi và bài tập :
Trả lời câu hỏi mục 2
1. Quan sát H41.1 và 41.2,giả thích vì sao dải đất duyên hải phía tây An Đét lại có hoang mạc.
2. Cho biết sự phân bố dân cư ở khu vực Trung và Nam Mĩ ? Nguyên nhân?
3. Tình hình phân bố dân cư Trung và Nam Mĩ có điểm gì giống và khác phân bố
dân cư ở Bắc Mĩ?
Trả lời câu hỏi mục 3
1. Quan sát hình 43.1/ tr 132 sgk kể tên các đô thị trên 5 triệu dân ở khu vực Trung và Nam Mĩ?
2. Cho biết sự phân bố các đô thị từ 3 triệu người trở lên ở Trung và Nam Mĩ có gì khác với Bắc Mĩ ?
3. Nhận xét về tốc độ đô thị hoá ở khu vực này? Đô thị hoá có đặc điểm gì?
4. Nêu những vấn đề nảy sinh do đô thị hoá gây ra? Liên hệ Việt Nam
Bài tập 1 trang 133 SGK địa lý 7: Quan sát hình 43.1, giải thích sự thưa thớt dân cư ở một số vùng của châu Mĩ.
Bài tập 2 trang 133 SGK địa lý 7: Quá trình đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ khác với ở Bắc Mĩ như thế nào?
———————————————————————–
Tuần 24
Tiết 46
Bài 44: KINH TẾ TRUNG VÀ NAM MĨ.
I. Nội dung bài học
1. Nông nghiệp
a. Các hình thức sở hữu trong nông nghiệp
– Có 2 hình thức:
+ Đại điền trang
+ Tiểu điền trang
– Chế độ sở hữu ruộng đất còn bất hợp lí.
– Nền nông nghiệp nhiều nước còn bị lệ thuộc vào nước ngoài.
b. Các ngành nông nghiệp
*Trồng trọt:
– Các nông sản chủ yếu là cây công nghiệp và cây ăn quả như: cà phê, ca cao, chuối, mía… để xuất khẩu
– Ngành trồng trọt mang tính chất độc canh do lệ thuộc vào nước ngoài.
– Nhiều nước ở Trung và Nam Mĩ phải nhập lương thực.
* Ngành chăn nuôi và đánh cá:
– Một số nước phát triển chăn nuôi gia súc theo quy mô lớn
-Đánh các phát triển mạnh ở Pêru
II. Câu hỏi và bài tập :
1. Nêu những đặc điểm khác nhau về 2 hình thức
+ Quy mô diên tích ?
+ Quyền sở hữu ?
+ Hình thức canh tác ?
+ Nông sản chủ yếu ?
+ Mục đích sản xuất ?
2. Để giảm bớt sự bất hợp lí trong sở hữu ruộng đất, một số nước Trung và Nam Mĩ đã làm gì? Kết quả ra sao?
CH Điểm hạn chế của luật cải cách ruộng đất ở khu vực này?
3. Cho biết nông sản chủ yếu ở đây là cây gì? Trồng nhiều ở đâu ?Vì sao?
4. Nguyên nhân nào mà ngành trồng trọt mang tính độc canh?
5. Sự mất cân đối giữa cây công nghiệp và cây lương thực dẫn tới tình trạng gì?
6. Dựa vào lược đồ cho biết loại gia súc chủ yếu được nuôi ở Trung và Nam Mĩ? Chúng được nuôi chủ yếu ở đâu? Tại sao?
Bài tập 1 trang 136 SGK địa lý 7: Nêu sự bất hợp lí trong chế độ sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ.
Bài tập 2 trang 136 SGK địa lý 7: Dựa vào hình 44.4, nêu tên và trình bày sự phân bố của các cây trồng chính ở Trung và Nam Mĩ.
=========================================================
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI, SOẠN BÀI
Vật Lý 7
( Từ ngày 13/4/2020-18/4/2020).
Chủ đề: DÒNG ĐIỆN – CHẤT CÁCH ĐIỆN-CHẤT DẪN ĐIỆN- SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN (áp dụng cho bài 19,20,21 sgk)
I/ Dòng điện:
Câu 1. Dòng điện là gì ?
Câu 2. Khi có dòng điện chạy qua thì các đồ dùng điện sẽ như thế nào?
II/ Nguồn điện:
Câu 1. Nguồn điện có khả năng gì ? cho ví dụ về một số nguồn điện.
Câu 2. Sau khi lắp mạch điện xong đèn không sáng. Vậy do nguyên nhân nào ?
III/ Chất dẫn điện- chất cách điện
Câu 1 .Chất dẫn điện là gì ? Chất cách điện là gì? Cho ví dụ về chất dẫn điện , chất cách điện.
Câu 2. Hãy chỉ ra bộ phận dẫn điện, bộ phận cách điện của một số đồ dùng trong nhà em.
IV. Sơ đồ mạch điện
Câu 1. Vẽ lại kí hiệu của một số bộ phận của mạch điện.
Câu 2. Hãy vẽ một sơ đồ mạch điện mà em biết.
Câu 3. Chiều dòng điện được quy ước như thế nào ?
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI, SOẠN BÀI
Sinh học 7
( Từ ngày 13/4/2020-18/4/2020).
Câu 1: So sánh đặc điểm sống của thằn lằn bóng đuôi dài với ếch đồng ?
Câu 2: Hãy trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn?
Câu 3 : Quan sát hình 40.1 nêu đặc điểm cấu tạo ngoài đặc trưng phân biệt 3 bộ thường gặp trong bò sát ?
Câu 4 : Tại sao khủng long bị tiêu diệt, còn những bò sát cỡ nhỏ lại tồn tại cho đến ngày nay?
Câu 5 : Nêu đặc điểm chung của bò sát?
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI, SOẠN BÀI
English 7
( Từ ngày 13/4/2020-18/4/2020).
UNIT 10: HEALTH AND HYGIENE
Lesson 1: A. Personal hygiene (A1)
Answer the questions: (Trả lời câu hỏi)
1. Do you remember Hoa? (Em có còn nhớ bạn Hoa không ?)
2. What do her parents do? (Ba mẹ cô ấy làm nghề gì ?)
3. Where does she live? (Cô ấy sống ở đâu ?)
4. Who does she live with? (Cô ấy sống với ai ?)
I. Vocabulary:
– harvest : (n ) : vụ mùa
– helpful:(adj) : giúp ích
– write – wrote (v) : viết
– take (morning) exercise
– yourself : (pron ) : bản thân
– wash (v) : giặt
– iron (v) : ủi
– own (adj) : riêng
– stay up late (v): thức khuya
– be bad for : có hại
– probably ( adv): có lẽ
– forget – forgot (v) quên
This is the letter of Hoa’s mother and you guess what she write in the letter by reading through the questions. (Đây là lá thư của mẹ bạn Hoa và em đoán xem cô âý viết gì trong thư bằng cách đọc qua các câu hỏi)
II. Read the letter then answer the questions: (Đọc lá thư sau đó trả lời các câu hỏi)
1) Why are Hoa’s parents busy? (Tại sao ba mẹ Hoa bận rộn ?)
2) Who helps them on the farm? (Ai giúp đỡ họ ở nông trại ? )
3) When will they go to Ha Noi? (Khi nào họ sẽ đến Hà Nội ?)
4) How is Hoa different now? (Bây giờ Hoa khác trước như thế nào ?)
5) What does Hoa’s mother want her to do? What does she want Hoa not to do? Write two lists. (Mẹ của Hoa muốn cô ấy làm gì ? Bà ấy muốn Hoa không làm gì ?. Viết hai danh sách)
III. Exercise: (Bài tập)
Fill in the gap with the suitable words (Điền từ thích hợp vào chỗ trống)
health personal hygiene harvest
helpful strange carefully
1. Farmers are very busy during ………………
2. You should wash regularly to ensure ……………
3. Swimming is good for your ……………
4. My father always drivers ……………
5. She always helps her mother do the housework. She’s very …………… to her mother.
6. He’s a new student. Everything is ……………to him.
UNIT 10: HEALTH AND HYGIENE
Lesson 2: A. Personal hygiene (A4 + Remember)
I. Write. Complete Hoa’s reply to her mother with suitable verbs.
(Viết. Hoàn thành thư đáp của Hoa cho mẹ cô ấy với các động từ thích hợp.)
1. Vocabulary :
– glad (a): vui mừng
– strange (a): xa lạ
– carefully (a): cẩn thận
– around : xung quanh
2. Practice :
You read the letter and find the appropriate form of verbs to fill in the blanks
(Em hãy đọc lá thư và tìm dạng đúng của động từ để điền vào chỗ trống)
II. Remember :
Past simple tense (Thì quá khứ đơn)
Regular Irregular
(Động từ có qui tắc) (Động từ bất qui tắc)
brush – brushed drink- drank
change – changed get – got
comb – combed put – put
iron – ironed tell – told
polish – polished say – said
shower – showered write –wrote
wash –washed forget – forgot
III. Exercise:
Give the correct form of the verbs in brackets (Cho dạng đúng của động từ trong ngoặc)
1. She never (stay) ……………….. up late at night.
2. My mother (plant)………………. flowers in the garden at the moment.
3. Why ……………… you (leave)……………….. the party early last night?
4. Minh (go)………………… to the dentist tomorrow morning.
5. Mozart (play)………………… the piano when he (be)………………. three.
6. I (brush)……………….. my teeth every night, but last night I (forget)………………. to brush them.
UNIT 10: HEALTH AND HYGIENE
Lesson 3: B/ A bad toothache (B1)
Answer the questions :
1) Do you have a toothache? (Em có bị đau răng không ?)
2) How often do you brush your teeth? (Em chải răng bao lâu một lần ?)
3) Are you scared of seeing the dentist? (Em có sợ khi gặp nha sĩ không ?)
I. Vocabulary:
– toothache (n): sự đau răng
– dentist (n): nha sỹ
– appointment (n): sự hẹn gặp
– sound (n) : âm thanh
– drill (n) : cái khoan
– loud (a): to
– fill (v): trám răng
– cavity (n): lỗ răng sâu
– scared (a): sợ hãi
– hurting (n): chổ đau
– afterwards (adv): sau, sau đó
– feel- felt (v): cảm thấy
* Check up: What and where
II. Now answer:
1) What is wrong with Minh? (Có chuyện gì với Minh vậy ?)
2) Does Minh like going to the dentist? How do you know? (Minh có thích đến nha sĩ không? Bằng cách nào mà em biết ?)
3) Why did Hoa go to the dentist last week? ( Tại sao Hoa đến gặp nha sĩ tuần trước ?)
4) What did the dentist do? (Nha sĩ đã làm gì ?)
About you.
5) What did you do the last time you had a bad toothache? (Em đã làm gì lần đau răng trước đây ?)
6) Are you scared of seeing the dentist? (Em có sợ khi gặp nha sĩ không ?)
III. Exercise:
Fill in the gap with the suitable words (Điền từ thích hợp vào chỗ trống)
how were filled yesterday you
bad what wasn’t
Nam: Hi. Why (1)………………… you absent yesterday, Minh?
Minh: I had a (2)……………………. toothache
Nam: Oh, did (3)…………………. go to the dentist?
Minh: Yes, I did. I went to the dentist (4)…………………..
Nam: (5)………………….. was the problem?
Minh: Well. I had one small cavity, but it (6)………………… serious. The dentist filled the cavity in my tooth.
Nam: (7)………………… do you feel now?
Minh: I feel a lot better after she (8)………… my tooth.
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI, SOẠN BÀI Toán 7
( Từ ngày 13/4/2020-18/4/2020).
Bài 4: SỐ TRUNG BÌNH CỘNG
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN.
1. Số trung bình cộng của dấu hiệu:
Số trung bình cộng của một dấu hiệu X, kí hiệu là số dùng làm đại diện cho một dấu hiệu khi phân tích hoặc so sánh nó với các biến lượng cùng loại.
2. Quy tắc tìm số trung bình cộng:
Số trung bình cộng của một dấu hiệu được tính từ bảng tần số theo cách sau:
– Nhân từng giá trị với tần số tương ứng.
– Cộng tất cả các tích vừa tìm được.
– Chia tổng đó cho các giá trị (tức tổng các tần số).
* Công thức: =
Trong đó: là k giá trị khác nhau của dấu hiệu X.
là k tần số tương ứng.
3. Ý nghĩa.
Số trung bình cộng thường được dùng làm “đại diện” cho dấu hiệu, đặc biệt là khi muốn so sánh các dấu hiệu cùng loại.
4. Mốt của dấu hiệu
Mốt của dấu hiệu là giá trị có tần số lớn nhất trong bảng tần số. Kí hiệu là Mo.
5. Ví dụ:
Đề bài
Nghiên cứu “tuổi thọ” của một loại bóng đèn, người ta đã chọn tùy ý 50 bóng và bật sáng liên tục cho tới lúc chúng tự tắt. “Tuổi thọ” của các bóng (tính theo giờ) được ghi lại ở bảng 23 (làm tròn đến hàng chục) :
a) Dấu hiệu cần tìm hiểu ở đây là gì và số các giá trị là bao nhiêu ?
b) Tính số trung bình cộng.
c) Tìm mốt của dấu hiệu.
Bài giải:
a)+ Dấu hiệu: Thời gian cháy sáng liên tục cho tới lúc tự tắt của bóng đèn tức “tuổi thọ” của một loại bóng đèn.
+ Số các giá trị: N=50.
b) Số trung bình cộng của tuổi thọ các bóng đèn đó là:
(giờ)
c) Tìm mốt của dấu hiệu:
Ta biết mốt là giá trị có tần số lớn nhất trong bảng. Mà tần số lớn nhất trong bảng là 1818. Vậy mốt của dấu hiệu bằng 1180 hay . ( vì 1180 có tần số cao nhất là 18 lần xuất hiện)
II. BÀI TẬP:
Bài 1:
Quan sát bảng “tần số” (bảng 24) và cho biết có nên dùng số trung bình cộng làm “đại diện” cho dấu hiệu không ? Vì sao ?
Bài 2: Theo dõi thời gian làm một bài toán (tính bằng phút) của 50 học sinh, thầy giáo lập được bảng 25:
a) Tính số trung bình cộng.
b) Tìm mốt của dấu hiệu.
Bài 3:
Hai xạ thủ A và B cùng bắn 20 phát đạn, kết quả ghi lại được dưới đây:
a) Tính điểm trung bình của từng xạ thủ.
b) Có nhận xét gì về kết quả và khả năng của từng người.
Bài 7: ĐỊNH LÝ PI-TA-GO
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN.
Trong tam giác ABC các em xác định cạnh huyền………., cạnh góc vuông …………….
1. Định lí Pytago: Trong một tam giác vuông, bình phương của cạnh huyền bằng tổng các bình phương hai cạnh góc vuông.
• ABC có = 900 thì BC2 = AB2 + AC2
2. Định lí Pytago đảo: Nếu một tam giác có bình phương của một cạnh bằng tổng các bình phương của hai cạnh kia thì tam giác đó là tam giác vuông.
* ABC có BC2 = AB2 + AC2 thì = 900
II. BÀI TẬP.
Bài 1: Tìm độ dài x trên hình 127.
Hướng dẫn: Vận dụng định lý Pi-Ta-Go. (Sử dụng máy tính bỏ tủi, nếu cần)
Lưu ý: Các em cần xác định trong một tam giác vuông cạnh nào là cạnh huyền, cạnh nào là cạnh góc vuông . Tìm ra cách phân biệt nhanh nhất không nhần lẫn giữa 2 cạnh này.
Bài 2: Tam giác nào là tam giác vuông trong các tam giác có độ dài ba cạnh như sau:
a) 9cm, 15cm, 12cm.
b) 5dm, 13dm, 12dm.
c)7m, 7m, 10m.
Hướng dẫn: Vận dụng định lý Pi-Ta-Go đảo.
Bài 3: Cho bài toán “Tam giác ABC có AB = 8, AC = 17, BC=15 có phải là tam giác vuông không?” Bạn Tâm giải thích như sau:
AB2 + AC2 = 82 + 172 = 64 + 289 = 353
BC2 = 152 = 225
Do 353 ≠ 225 nên AB2 + AC2 ≠ BC2.
Vậy tam giác ABC không phải là tam giác vuông?
Lời giải trên đúng hay sai? Nếu sai, hãy sửa lại cho đúng.
Hướng dẫn: Trong tam giác vuông, cạnh huyền có độ dài lớn nhất.
Bài 4: Cho tam giác nhọn ABC. Kẻ AH vuông góc với BC (H thuộc BC).
Cho biết AB = 13cm, AH = 12cm, HC = 16cm. Tính độ dài AC, BC.